ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 01:29:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản phẩm gạo sạch đầu tiên ở Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Không sử dụng phân hoá học, chỉ sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, năng suất lúa, lợi nhuận, hiệu quả vẫn cao, chất lượng gạo rất ngon, an toàn cho người tiêu dùng. Đó là những kết quả nổi bật của sản phẩm “GẠO SẠCH MINH TÂM” bước đầu mang lại và được khẳng định trên đồng đất huyện Trần Văn Thời.

Đây cũng là nhãn hiệu gạo sạch đầu tiên của tỉnh Cà Mau được thực hiện theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh tầm nhìn đến 2020.

Xuất phát từ quy trình sản xuất lúa an toàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Minh Tâm (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật bắt đầu từ tiêu chí chọn nông dân, chọn vùng đất, nguồn nước an toàn để xây dựng vùng nguyên liệu, đến việc liên kết cung ứng giống vật tư đầu vào, kiểm soát quy trình sản xuất lúa và bao tiêu, đến nay HTX chính thức cho ra đời sản phẩm gạo sạch đầu tiên. Với quy mô 1.000 ha của 300 hộ nông dân ở 3 khu vực (xã Khánh Hưng, Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc), sản phẩm này được Sở NN&PTNT ký Quyết định số 3644/QĐ-SNN ngày 25/12/2018 công nhận vùng sản xuất lúa và sản phẩm lúa an toàn cho HTX. 

Bằng việc cải tiến canh tác truyền thống của nông dân, không lạm dụng phân bón hoá học, phun thuốc bảo vệ thực vật tràn lan như trước đây, ông Tạ Mạnh Kha, Giám đốc HTX đã cùng nông dân thực hiện quy trình canh tác mới với mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo. Ngoài chọn giống tốt, chất lượng cao, ngon cơm, các hộ dân phải tuân thủ quy trình canh tác lúa an toàn, chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc ít độc, thời gian cách ly ngắn. Đặc biêt, giai đoạn sau khi lúa trổ không phun bất cứ loại thuốc, phân bón, kích thích tăng trưởng nhằm đảm bảo hạt lúa an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Ông Kha phấn khởi: “Mặc dù áp dụng phân bón sinh học, nhưng năng suất lúa vẫn đạt, bình quân 6-6,5 tấn/ha, cá biệt có hộ trên 6,5 tấn/ha (tăng 100-200 kg/ha), lợi nhuận lúc nào cũng cao hơn những hộ đối chứng lân cận. Quan trọng là hạt lúa được test chất lượng trước khi xuất bán ra thị trường”. Có được sản phẩm này là một kỳ công rất lớn, nhưng cái được lớn hơn có lẽ chính là sự thay đổi tập quán, nhận thức của nông dân từ sản xuất lạm dụng phân hoá học chạy theo năng suất sang áp dụng hữu cơ, sinh học, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Ông Kha tâm đắc: “Trên bao bì in dòng chữ “GẠO SẠCH LÀM TỪ TÂM”, ý muốn nói để sản xuất ra lúa gạo thật sự sạch, an toàn, người nông dân phải đặt “cái tâm” lên hàng đầu, “tâm sạch” mới cho ra “gạo sạch”. Và đồng thời, cũng phải dùng “cái tâm” của mình khi phối hợp với nông dân thực hiện quy trình sản xuất gạo sạch, có như vậy, mới tạo được niềm tin cho người tiêu dùng bền vững. Sắp tới, HTX tiếp tục xây dựng hồ sơ, tem truy xuất nguồn gốc và cho ra thêm 3 dòng gạo sạch có mức giá thấp, trung bình để phục vụ nhu cầu đa dạng các đối tượng”.

Với chất lượng được kiểm chứng, “GẠO SẠCH MINH TÂM” đã và đang bắt đầu thâm nhập thị trường tại Cà Mau. Hứa hẹn nhãn hiệu gạo sạch tiến xa hơn nữa vào thị trường ngoài tỉnh./.

Hồng Nhung

 
 

 

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.