ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-12-24 21:41:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng bảo vệ rừng mùa khô

Báo Cà Mau Hiện nay, mực nước dưới chân rừng trong lâm phần U Minh Hạ còn khá cao, trung bình từ 0,4-0,5 m. Dự báo đến giữa tháng Giêng năm 2016, mùa khô 2015-2016 mới bước vào cao điểm. Thế nhưng, hiện nay các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn huyện U Minh chủ động xây dựng hoàn thiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt là ý thức quyết tâm cao của người dân trong việc phối hợp giữ rừng.

Hiện nay, mực nước dưới chân rừng trong lâm phần U Minh Hạ còn khá cao, trung bình từ 0,4-0,5 m. Dự báo đến giữa tháng Giêng năm 2016, mùa khô 2015-2016 mới bước vào cao điểm. Thế nhưng, hiện nay các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn huyện U Minh chủ động xây dựng hoàn thiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt là ý thức quyết tâm cao của người dân trong việc phối hợp giữ rừng.

Năm nay, lượng mưa ít hơn so với trung bình hằng năm và dự báo mùa mưa sẽ kết thúc sớm. Do vậy, ngay đầu tháng 10/2015, các đơn vị quản lý rừng tràm trên địa bàn huyện U Minh đã chủ động xây dựng hoàn chỉnh các phương án bảo vệ rừng.

Nạo vét thông thoáng các tuyến kinh trên lâm phần phục vụ công tác PCCR.   Ảnh: XUÂN QUANG

Trên toàn lâm phần U Minh Hạ có gần 100 km kinh, mương, được thiết kế ngang dọc. Ðây là hệ thống kinh, mương phục vụ cho công tác tuần tra, quản lý, bảo vệ hơn 29.000 ha rừng. Ngoài ra, nó có vai trò trữ nước phục vụ việc chữa cháy rừng. Năm nay, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau cũng đã đầu tư đưa vào nạo vét một số kinh trên lâm phần với tổng chiều dài hơn 90 km, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tuần tra, bảo vệ rừng. 

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ hiện quản lý 25.000 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất có rừng hơn 17.000 ha. Bước vào mùa khô năm 2015-2016, đơn vị chủ động xây dựng tốt phương án phòng chống cháy rừng, với tổng số 21 đập lớn, nhỏ đã được khép kín ngay từ đầu tháng 10 để giữ nước bảo vệ rừng. Ðến thời điểm này, đơn vị cũng đã bố trí xong 20 tổ máy bơm công suất lớn, cùng với hơn 1.000 lực lượng tham gia chữa cháy tại chỗ, đảm bảo phục vụ khi cần.

Tại các hộ dân cư, bà con cũng thực hiện tốt việc đắp đập theo các kinh, mương khuôn hộ, đảm bảo giữ nước trong mùa khô. Ngoài ra, mô hình liên kết giữa các hộ dân cư với các đơn vị quản lý trong việc trực bảo vệ rừng cũng phát huy hiệu quả. Nhờ đó, trong suốt nhiều mùa khô đã qua, khu rừng tràm hàng chục ngàn héc-ta của hộ dân cư quản lý cũng được bảo vệ an toàn, không xảy ra cháy lớn. Ông Trần Văn Hùng, hộ dân ở ấp 13, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, chia sẻ, cuộc sống của bà con trên lâm phần rừng tràm phụ thuộc rất lớn vào rừng, đặc biệt là cây tràm hiện nay cho thấy giá trị kinh tế rất cao. Do đó, gia đình ông cũng như các hộ dân khác đều xem việc giữ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn là giữ lấy "nồi cơm" của gia đình mình.

Trên toàn lâm phần rừng tràm U Minh Hạ có hơn 2.000 hộ dân sinh sống, được quy hoạch theo từng cụm, tuyến dân cư. Ðây là lực lượng lớn, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mỗi khi mùa khô đến. Ông Phạm Thái Hồng, ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, thuộc Liên tiểu khu U Minh I, cho biết, vào mùa khô, gia đình ông chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy, như thùng, cal, vá, phảng. Mỗi khi đi vào rừng không quên mang theo các thứ ấy, đặc biệt 4 thành viên trong gia đình luôn thay phiên tuần tra bảo vệ rừng. Ðồng thời, phối hợp với các hộ dân lân cận có rừng liền kề cùng ứng cứu kịp thời khi có xảy ra cháy. Nhờ ý thức tốt như vậy nên diện tích khu rừng rộng 7 ha của gia đình ông hơn 10 năm qua chưa hề xảy ra cháy.

Ông Danh Văn Hiệp, nhân viên phụ trách tuyên truyền Liên tiểu khu U Minh I, thông tin, đơn vị đang quản lý 3.500 ha rừng. Trong đó có gần 400 ha đang đến tuổi khai thác. Ðây cũng là một trong những khu vực đất rừng gò cao so với các khu vực khác, nên việc giữ rừng phải hết sức nghiêm ngặt. Hiện tại, 2 con đập lớn và 7 con đập nhỏ của đơn vị được khép kín, tại các cửa ra vào rừng cũng đã đặt biển báo quy định nghiêm cấm những người không có trách nhiệm ra vào rừng trong mùa khô. Tất cả mọi hoạt động đều thực hiện nghiêm túc theo quy định của đơn vị.

Ông Trần Công Hoằng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm U Minh, cho biết, huyện U Minh đã xây dựng xong phương án phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2015-2016 và trình UBND tỉnh phê duyệt. Ðối với các đơn vị xã có rừng như: Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh An và Khánh Thuận phân công cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp với UBND các xã xây dựng kế hoạch và lực lượng tham gia tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng trong mùa khô. Tất cả đều đã sẵn sàng phục vụ trong mùa khô này./.

Khánh Toàn

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Hiệu quả từ gỡ khó cho đối tượng nộp thuế

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh giao cho TP Cà Mau là 530 tỷ đồng. Tính đến ngày 8/12, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố được 518,018 tỷ đồng, đạt 97,74% dự toán tỉnh giao; có 3/7 nguồn thu và 13/16 đơn vị xã, phường đạt dự toán pháp lệnh năm 2024.

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.