ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 03:11:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản xuất trước biến đổi khí hậu - Bài 1: Sức đề kháng mong manh

Báo Cà Mau (CMO) Tất cả các lĩnh vực sản xuất đều bị ảnh hưởng và thiệt hại khi có thiên tai hay diễn biến thời tiết cực đoan. Điều này cho thấy sức chống chịu của nền sản xuất trên địa bàn tỉnh rất yếu ớt trước tác động của biến đổi khí hậu. Qua các đợt thiên tai những năm gần đây cho thấy, công tác quy hoạch, hạ tầng phục vụ sản xuất đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém… Đã đến lúc cần có cái nhìn thấu đáo để tổ chức sản xuất phù hợp, thích ứng trước những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu.

Tình trạng mưa thì ngập, nắng hạn kéo dài lại thiếu nước ngọt là câu chuyện không còn quá hiếm tại vùng ngọt hoá trên địa bàn tỉnh. Mùa khô năm 2016 và năm 2019-2020 này là bài test cho thấy sức chống chịu của nền sản xuất rất dễ bị tổn thương, thậm chí tổn thương rất nặng nề.

Sau những nỗ lực quy hoạch lại sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cải thiện giống, đầu tư nâng cấp hạ tầng thuỷ lợi, giao thông… hiệu quả trong sản xuất được cải thiện rõ nét, đời sống của người dân nhiều vùng nông thôn được nâng cao. Tuy nhiên, đó là trong điều kiện thời tiết diễn biến bình thường, còn khi xảy ra thiên tai, mức độ thiệt hại vô cùng lớn và câu chuyện diễn ra ngoài ý muốn của năm 2016, 2020 vừa qua là một minh chứng.

Dễ bị thương tổn 

Được đánh giá là đợt hạn hán lịch sử, El Nino năm 2016 đã gây ra thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, từ nuôi thuỷ sản, lúa, hoa màu, tình trạng sụp lún lộ nông thôn, thiếu nước ngọt sinh hoạt…, trong đợt hạn hán lịch sử này, Chủ tịch UBND tỉnh phải ban hành 2 quyết định công bố thiên tai. Cụ thể là quyết định công bố thiên tai gây hại trực tiếp đến nuôi thuỷ sản với cấp độ 2 và quyết định công bố thiên tai cấp độ 1 về hạn hán.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm khoảng 9-11 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông, hoạt động khai thác của người dân, nhất là phương tiện nhỏ sẽ rất khó khăn.

Có thể nói, những thiệt hại mà El Nino năm 2016 để lại đến nay chưa thể khắc phục hoàn toàn, mùa khô 2019-2020, Chủ tịch UBND tỉnh lại phải tiếp tục ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hoá thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời. Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian 3 năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2 đợt hạn hán, xâm nhập mặn được xem là lịch sử, tàn phá nhiều mặt, từ sản xuất cho đến đời sống sinh hoạt của người dân và cả các công trình giao thông, thuỷ lợi.

Qua thống kê sơ bộ, 2 đợt hạn hán trong hơn 3 năm qua đã làm thiệt hại hơn 69.000 ha tôm, hơn 72.500 ha lúa, hơn 35.000 hộ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và hàng chục ngàn héc-ta hoa màu bị thiệt hại nặng nề. Không chỉ vậy, hạn hán được xác định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sụp lún, sạt lở đất trên diện rộng… 2 đợt hạn hán này đã gây ra cho tỉnh thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Đó chỉ là những thống kê sơ bộ ở các lĩnh vực chính của nền sản xuất trên địa bàn tỉnh có mức độ thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, còn nhiều thiệt hại khác do tình trạng hạn hán gây ra, như khô hạn của rừng tràm, kênh mương khô hạn làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng, xâm nhập mặn ngày một sâu hơn vào nội đồng và một số diện tích nuôi thuỷ sản khác như cá bống tượng, cá chình, cá bổi, sò huyết, nghêu, hàu… Từ những thống kê trên cho thấy, nền sản xuất của tỉnh hiện nay rất dễ bị tổn thương, thậm chí tổn thương nặng khi thời tiết diễn biến bất thường.

Hiện toàn tỉnh còn khoảng 20.851 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Tổ chức sản xuất còn... Da beo

Thời tiết cực đoan là điều không thể tránh khỏi, hiện nay và thời gian tới, trước tác động của biến đổi khí hậu, thậm chí tần suất sẽ ngày một dày hơn, phức tạp, khó lường hơn. Lấy sức người chống chọi với tự nhiên là điều không thể, tuy nhiên, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cần phải có giải pháp thích ứng phù hợp.

Yếu tố đầu tiên, vô cùng quan trọng chính là công tác quy hoạch, sắp xếp lại sản xuất, từ đó có những giải pháp công trình và phi công trình kèm theo. Thế nhưng, yếu tố đầu tiên và quan trọng này thì nền sản xuất trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn, bởi bức tranh sản xuất hiện nay vẫn còn da beo, mặn - ngọt xen lẫn nhau, rừng tràm và tôm nuôi gắn liền…

Xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời là một trong số đó. Là địa phương ven biển nhưng lại sản xuất ngọt nên khi có mưa bão bị ảnh hưởng, mà khi nắng hạn cũng bị tác động không nhỏ trong sản xuất cho đến sạt lở, sụp lún lộ nông thôn… Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Nguyễn Cảnh Hạnh cho biết, Khánh Bình Tây là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của đợt hạn hán vừa qua.

Theo thống kê, mùa khô năm 2019-2020, chỉ riêng địa bàn xã có trên 100 điểm sạt lở, sụp lún, ảnh hưởng rất lớn đến giao thông và sản xuất của người dân. Cụ thể, tuyến đường Tắc Thủ - Đá Bạc có đến 4 điểm sụp lún; tuyến Cơi Năm - Đá Bạc xảy ra 6 điểm… “Tình trạng sụp lún này khiến cho xã Khánh Bình Tây gần như bị cô lập. Để khắc phục, xã phải tạo những lối đi tạm, huy động lực lượng bảo vệ, vận động người dân đóng góp sức người, sức của khắc phục”, ông Hạnh cho biết thêm.

Câu chuyện sản xuất răng cưa giữa rừng tràm và tôm có thể dễ thấy nhất tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Xã Nguyễn Phích là một trong những xã có diện tích lâm phần lớn thuộc diện nhất, nhì của huyện. Nếu tính chung cả lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ thì đến 11 ấp có rừng trong số 20 ấp của xã. Nếu tính riêng lâm phần do xã quản lý cũng đã đến 6 ấp có rừng, với diện tích hơn 3.788 ha. Tuy nhiên, nơi đây cũng là một trong những địa phương mà mâu thuẫn giữa con tôm và cây rừng diễn ra triền miên. Do là vùng trũng, nhiễm phèn nặng, sản xuất lúa kém hiệu quả nên từ nhiều năm trước, người dân nơi đây (nhất là các ấp 17, 18, 19, 20) tự ý đưa nước mặn vào đất lâm nghiệp để nuôi tôm. Không chỉ có Nguyễn Phích mà Khánh An, Khánh Hoà cũng có không ít diện tích người dân tự ý chuyển đổi theo mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ tôm.

Liên quan đến tình trạng này, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Toản thừa nhận, việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất cũng như nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân trong lâm phần rừng tràm, các xã ven biển đang tiếp tục được nghiên cứu. Đây là vấn đề hết sức nan giải mà nhiều năm qua U Minh chưa tìm được giải pháp tối ưu để giải quyết dứt điểm.

Bức tranh sản xuất da beo, ngọt - mặn chưa được phân ranh rõ ràng, từ đó hạ tầng thuỷ lợi phục vụ sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu. Với bình diện chung ấy của nền sản xuất nên việc đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất không thể đáp ứng. Từ đó, câu chuyện thiệt hại, thậm chí thiệt hại nặng khi xảy ra tình trạng thời tiết cực đoan là điều khó tránh khỏi./.

Mới đây, trong hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiệt hại do hạn hán mùa khô 2019-2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đặt vấn đề, ranh giới giữ rừng và tôm đang bị răng cưa do không có hệ thống hạ tầng thuỷ lợi phân ranh rõ ràng, rành mạch như đã qua là một hạn chế. Trước hạn chế ấy, vấn đề đặt ra quy hoạch lại như thế nào trong sản xuất cho vùng ngọt hoá Trần Văn Thời và U Minh là câu chuyện cấp bách hiện nay cần sớm được bàn bạc, có giải pháp phù hợp.


Bài 2: MÂU THUẪN TRONG SẢN XUẤT NGÀY CÀNG NHIỀU

Nguyễn Phú

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Hàng Tết "lên sàn"

Mua sắm Online đã trở thành thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng và mua sắm Tết cũng không ngoại lệ. Thời điểm này, thị trường mua sắm Tết Online đã bắt đầu trở nên sôi động, từ đồ trang trí, bánh mứt, thực phẩm, trái cây, cho đến mâm cỗ để cúng trong những ngày Tết, đều có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Phụ nữ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

Thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, phụ nữ không chỉ đóng góp vào các hoạt động gia đình mà còn trở thành lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Cà Mau, phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang ngày càng phát triển, với những sáng tạo và nỗ lực mạnh mẽ, phụ nữ nơi đây đang khẳng định vai trò trong thúc đẩy kinh tế địa phương.

An cư song hành sinh kế

Suốt một năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quyết liệt trong công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát, song hành cùng công tác giảm nghèo hiệu quả để người dân không chỉ an cư mà còn ổn định cuộc sống dài lâu.

Khát vọng cất cánh

Nhìn lại năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau có thể tự hào với những thành tựu quan trọng đạt được trong hành trình phát triển. Tổng thể của bức tranh ấy là gam màu tươi sáng, đa sắc, sôi động với những nét chấm phá đầy ấn tượng và lòng người trọn vẹn, son sắt chung một ý chí, niềm tin.

Cà Mau thu ngân sách năm 2024 vượt 760 tỷ đồng

Chiều tối ngày 31/12, UBND tỉnh tổ chức Họp mặt khoá sổ kế toán cuối năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó Trưởng đoàn Phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Hận.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Ðiểm sáng bức tranh kinh tế - xã hội Cà Mau năm 2024

Năm 2024 khép lại với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế tỉnh nhà khi có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao. Ðó là kết quả hết sức tự hào của toàn Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau sau 1 năm nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó, tạo lập những thành tích mới cho quê hương.