ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 03:26:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sáng tạo từ hoa

Báo Cà Mau (CMO) Hễ thích là làm và phải làm cho bằng được, không cần tính toán đến khó khăn hay thử thách. Đó là suy nghĩ của chị Trần Hồng Y, chủ tiệm hoa Hồng Y - Trần Trân (Khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời). Bởi lẽ đơn giản, với chị cái gì mình yêu thích, mình đam mê sẽ tạo ra động lực để kiên trì và bước tới thành công.

Có trong tay nghề nghiệp ổn định khi là giáo viên thể dục Trường Tiểu học 1 Khánh Lộc, nhưng vốn yêu hoa, mê hoa và cũng gọi là có năng khiếu khi từ nhỏ, chỉ hơn 10 tuổi, từ những hoa, lá đơn sơ cô bé Hồng Y có thể cắm thành bình hoa xinh xắn nên hơn 1 năm nay chị Hồng Y mạnh dạn mở tiệm bán các loại hoa do tự mình thiết kế.

Bình hoa sử dụng từ những vật liệu bỏ đi do chị Hồng Y làm ra.

Chị Hồng Y chia sẻ: “Mình không trải qua lớp dạy nghề nào hết. Khi mua dụng cụ làm hoa ở các tiệm, thấy người ta cắm mình nhìn để ý cách họ làm, rồi về làm theo, tự chế riêng, thỉnh thoảng cũng có học trên mạng”. Không trải qua trường lớp bài bản nhưng những bình hoa qua đôi tay khéo léo, sự sáng tạo của chị Hồng Y đẹp không kém nơi nào.

Nói về chuyện khởi nghiệp từ hoa, chị Hồng Y trải lòng: "Sở dĩ nói chọn nghề này là mạo hiểm, bởi lẽ tuy gọi là thị trấn nhưng nghề bán hoa là nghề khá mới mẻ ở chốn nửa chợ nửa quê này. Hơn nữa, đa phần mặt hàng này chỉ chạy nhất vào những ngày lễ, tết". Vì vậy, những ngày mới tập tành bước vào thị trường, sản phẩm chị tạo ra cứ loay hoay mãi ở đầu ra, tiêu thụ chậm. Không chùn bước, chị nghĩ nghề nào cũng vậy, lúc đầu sẽ có khó khăn, quan trọng là chọn dừng lại hay đi tiếp và chị quyết định sẽ kiên trì đến cùng, đến khi thấy được thành công.

Hoa do mình thiết kế nên giá sẽ mềm hơn so với các nơi khác, đây chính là lợi thế để tiệm hoa của chị thoát khỏi tình trạng khó tiêu thụ. Nghĩ vậy nên chị vừa nghiên cứu thị trường, sáng tạo ra những sản phẩm, mẫu mã mới, đa dạng chủng loại, vừa tích cực giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là thông qua chợ tết. Cuối cùng, người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm hoa của chị và đầu ra thuận lợi hơn so với trước. Và hơn năm nay, chị mạnh dạn mở luôn tiệm cung cấp các loại hoa hẳn hoi.

Thích sáng tạo, ngoài việc thiết kế ra những bình hoa để trưng bày, hoa theo đơn đặt hàng của khách, chị Hồng Y còn mày mò, học hỏi trên mạng để sáng tạo ra những đồ dùng, bình hoa theo kiểu sử dụng lại đồ bỏ đi như ống hút, chai nhựa, giày, nón, khăn, vỏ quạt, thùng nước sơn đã cũ; Bàn làm từ chai nhựa, vỏ bánh xe…

Không chỉ vậy, là giáo viên thể dục, có năng khiếu thể thao, từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường thể thao đã trở thành một niềm đam mê, không thể thiếu trong cuộc sống nên chị luôn tìm tòi, học hỏi những môn mới mẻ. Mấy năm nay chị lại theo đuổi môn học yoga và mạnh dạn mở lớp dạy cho những người yêu thích.

Chưa hài lòng, chị lại mở tiệm buôn bán đồ ăn vặt cho học sinh. Mặc dù tiệm lúc mở lúc không do bận rộn với lịch dạy ở trường nhưng chị vẫn làm, làm vì thích. Chị Hồng Y chia sẻ: “Công việc nhiều quá, hết chuyện này tới chuyện khác, nhiều khi không ngơi tay. Nhưng mình thích như vậy, được làm việc, được thoả niềm đam mê thì vất vả chút cũng không sao”.

Có đam mê có thành công. Tấm gương cô giáo Hồng Y là minh chứng không có việc gì khó, chỉ cần kiên trì, theo đuổi đến cùng, thử thách cũng là cơ hội để vươn tới thành quả ngọt ngào./.

Ngọc Minh

 

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Cầu nối khởi nghiệp hiệu quả

Phát huy vai trò cầu nối, thời gian qua, Xã đoàn Tân Dân, huyện Ðầm Dơi, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn... Qua đó, giúp nhiều ÐVTN nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Ðể khởi nghiệp thành công

“97% dự án khởi nghiệp thất bại, chỉ có 3% là thành công, nhưng các bạn hãy tin rằng, thành công luôn đến bên mình nếu như chúng ta nỗ lực mỗi ngày, lao động mỗi ngày, sáng tạo mỗi ngày”, đó là những lời sẻ chia, động viên, khích lệ tinh thần của ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Ðại học FPT, gửi gắm các bạn trẻ Cà Mau trên con đường khởi nghiệp.

Lão nông đam mê phát triển nông sản

Gần tuổi 60, thế nhưng ông Mai Lam Phương (ngụ khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) vẫn hăng say phát triển kinh tế theo mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Bằng tình yêu lao động, tinh thần sáng tạo, ông đã khởi nghiệp từ chính những nông sản sạch tự trồng và tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu.

Thúc đẩy, lan toả phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển

Ngày 25/10, Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (CamaUP’23) chính thức diễn ra tại khách sạn Mường Thanh, với sự tham dự của Phó chủ tịch HĐND Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các chuyên gia lĩnh vực kinh tế, thành viên Hội đồng cố vấn hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia, các hoạ sĩ nổi tiếng, lãnh đạo các sở ngành, đơn vị một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

Chắp cánh cho sinh viên khởi nghiệp

Những năm qua, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức mà còn tạo điều kiện cho sinh viên (SV) phát triển kỹ năng, tay nghề thông qua các tiết thực hành. Bên cạnh đó, SV còn có thể lập các mô hình khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường với sự trợ lực từ giảng viên bộ môn, đây là nền tảng bước đầu giúp các em định hướng nghề nghiệp phù hợp. Mới đây, SV trường đã có dự án khởi nghiệp đạt kết quả khả quan.

Cần trợ lực cho thanh niên lập nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là chương trình lớn của Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những năm qua, đồng hành, hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) có nhu cầu việc làm, nguyện vọng làm kinh tế, lập nghiệp và khởi sự kinh doanh, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã có những giải pháp cụ thể, gắn với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Mùa hè bổ ích cho trẻ

(CMO) Hè là dịp để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng sống, cũng là dịp để các em được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày dài học tập. Nắm bắt nhu cầu, tâm lý của các bậc phụ huynh, các lớp hè được các đơn vị, tổ chức mở ra cũng rất đa dạng và hấp dẫn về nội dung lẫn hình thức. Từ trước hè, các đơn vị, trường học đã triển khai thông tin về các hoạt động hè để phụ huynh đưa trẻ đến tham gia sinh hoạt.