ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 13:53:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Số hoá quản lý hộ, cá nhân kinh doanh

Báo Cà Mau Với mục tiêu đẩy mạnh việc công khai, minh bạch trong công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, đúng ngành nghề, doanh thu phù hợp với thực tế kinh doanh, tạo chuyển biến mạnh mẽ việc nộp thuế theo phương thức điện tử, Cục Thuế tỉnh quyết liệt triển khai nộp thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile và hiện mang lại nhiều kết quả tích cực.

Ông Nguyễn Minh Vương, Trưởng phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác, Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, ngành thuế tỉnh quyết liệt thực hiện chuyển đổi số và hiện đại hoá trong quản lý thuế, hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn đẩy mạnh nộp thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile, song song với việc nộp thuế qua ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tiến tới 100% hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile”.

Với kết quả trên, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chi cục thuế (CCT) khu vực tăng cường hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh liên kết ngân hàng và nộp thuế điện tử qua eTax Mobile. Ngành thuế quyết tâm đạt 100% hộ, cá nhân kinh doanh liên kết ngân hàng và nộp thuế điện tử qua eTax Mobile vào cuối tháng 9/2024, góp phần tạo công khai, minh bạch trong công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, hiện đại hoá trong công tác quản lý của ngành thuế.

Với ứng dụng eTax Mobile người nộp thuế có thể cài đặt trên thiết bị di động giúp người nộp thuế, hộ kinh doanh tra cứu các vấn đề liên quan đến thuế, nộp thuế.

Ông Nguyễn Minh Vương chia sẻ: “eTax Mobile là nền tảng để thực hiện chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh. Cùng với các hình thức công khai đang áp dụng hiện hành thì chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh sẽ hỗ trợ cơ quan thuế quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách. Chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh cũng hỗ trợ tốt hơn cho hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác phản hồi thông tin đến cơ quan thuế về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của cơ quan thuế địa phương, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thuế”.

Do đó, ngành thuế đã chỉ đạo quyết liệt các CCT rà soát, hiệu chỉnh dữ liệu của hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế trên địa bàn quản lý (kể cả hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế). Tiến hành rà soát đối tượng tại địa bàn để tránh bỏ sót hộ, tổ chức khảo sát doanh thu và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh thực tế của hộ kinh doanh; cập nhật “Cơ sở dữ liệu riêng” của CCT về quản lý hộ kinh doanh theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh, trong đó chú trọng các ngành nghề trọng điểm của hộ kinh doanh tại địa bàn.

“Ðối với “Cơ sở dữ liệu riêng”, cần được triển khai trên nền tảng công nghệ thông tin để đảm bảo việc khai thác, chỉ đạo, kiểm soát tập trung xác định doanh thu và mức thuế khoán của hộ kinh doanh tại các CCT. Trên cơ sở đó, đảm bảo việc lập Bộ thuế khoán năm 2024 đối với hộ kinh doanh sát thực tế”, ông Vương nhấn mạnh.

Ngoài ra, ngành thuế còn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, hộ kinh doanh như: truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, sử dụng hoá đơn điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký thuế điện tử, khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến... bao gồm cả việc tra cứu và phản hồi thông tin trên chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh của cơ quan thuế, nhằm giúp người dân, hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.

Ngành thuế đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản: sử dụng hoá đơn điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký/khai/nộp thuế điện tử... giúp người dân, hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số. (Trong ảnh: Nhân viên một cửa hàng xăng dầu xuất hoá đơn điện tử cho khách hàng).Ngành thuế đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản: sử dụng hoá đơn điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký/khai/nộp thuế điện tử... giúp người dân, hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số. (Trong ảnh: Nhân viên một cửa hàng xăng dầu xuất hoá đơn điện tử cho khách hàng).

Ông Nguyễn Minh Vương thông tin, thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; tuyên truyền chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh và tiện lợi của việc nộp thuế qua ứng dụng eTax Mobile.

Triển khai rà soát, chuẩn hoá dữ liệu mã số thuế cá nhân, hướng tới mục tiêu sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế theo Ðề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Ðề án 06) của Chính phủ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh thu khoán, mức khoán theo các tiêu chí ngành nghề, địa bàn, số lượng lao động theo từng địa bàn. Từ đó phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng hộ kinh doanh cùng ngành nghề, quy mô nhưng có mức doanh thu chênh lệch lớn, góp phần tạo sự công bằng, minh bạch cho công tác quản lý và khai thác nguồn thu.

Ngoài ra, phát huy vai trò công tác phối hợp với các ngành, các cấp để cùng vào cuộc quản lý hoạt động của hộ, cá nhân kinh doanh, xem việc quản lý hoạt động của hộ kinh doanh là trách nhiệm chung, không phải chỉ riêng ngành thuế. Theo đó, tiến hành kiểm tra, giám sát diễn biến hoạt động của các hộ, qua đó sắp xếp, phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế./.

 

Hồng Nhung

 

Đẩy nhanh chuyển đổi số, bảo đảm liên thông, đồng bộ toàn hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, diễn ra sáng 23/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Cẩm Tú nhấn mạnh: “Khối lượng công việc lớn, thời gian ngắn, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải quyết tâm, đồng lòng triển khai hiệu quả Kế hoạch 02”.

Tiếp nối truyền thống

Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam là dịp mỗi người làm báo soi rọi chính mình và ý thức hơn nữa trách nhiệm với nghề báo vinh quang. Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của báo chí Cà Mau được các thế hệ đi trước gầy dựng, các phóng viên, nhà báo trẻ của Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã và đang giữ vững “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thực hành tinh thần phụng sự và góp phần kết nối, lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

CTV Chuyển đổi số

“Nhờ chuyển đổi số, CTV đã đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất. Ðồng thời, thông qua tương tác hai chiều trên các nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số cũng làm cho người làm báo và công chúng xích lại gần nhau, hiểu nhau nhiều hơn”. Ðánh giá về hiệu quả chuyển đổi số trong công tác thông tin tuyên truyền thời gian qua, Nhà báo Phạm Thanh Phong, Giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV), đã nhấn mạnh như vậy.

Báo Cà Mau với “dòng chảy” báo chí đa phương tiện, đa nền tảng

Trong kỷ nguyên số hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã định hình lại thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Cà Mau nói riêng đang chứng kiến một cuộc cách mạng sâu sắc về phương thức truyền tải thông tin trên không gian mạng. Xu hướng sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng đã trở thành tất yếu khách quan. Ðể duy trì sự phát triển bền vững và thu hút độc giả trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, Báo Cà Mau không thể đứng ngoài cuộc chuyển đổi mạnh mẽ này.

Toà soạn hội tụ xu hướng phát triển của báo chí hiện đại

Mạng Internet ra đời và phát triển khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện báo chí truyền thông thay đổi mạnh mẽ. Ðặc biệt, với sự phát triển của truyền thông xã hội đã khiến “con đường” siêu cao tốc bao quanh trái đất bằng hình ảnh, âm thanh và dữ liệu hội tụ với nhau. Trong bối cảnh đó, báo chí truyền thông phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyền thông mới. Do vậy, việc xây dựng các toà soạn hội tụ đang trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí.

Báo Cà Mau trong kỷ nguyên báo chí số

Trong kỷ nguyên số, báo chí đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có. Truyền thông truyền thống dần nhường chỗ cho báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các hình thức tương tác số hoá. Báo Cà Mau - Cơ quan ngôn luận của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau không nằm ngoài tiến trình ấy. Ðể tồn tại và phát triển trong môi trường báo chí số, Báo Cà Mau cần có những định hướng và giải pháp chiến lược toàn diện, vừa giữ vững vai trò tuyên truyền, vừa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng nhanh, linh hoạt và đa chiều của công chúng hiện đại.

Phát thanh - truyền hình - Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên báo chí số

Sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của khán giả đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho các đài phát thanh - truyền hình, bao gồm khả năng tiếp cận khán giả rộng lớn hơn, tạo ra các nguồn doanh thu mới và tăng cường tương tác với người xem. Tuy nhiên, ngành cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, sự suy giảm doanh thu quảng cáo truyền thống và nhu cầu thích ứng liên tục với những tiến bộ công nghệ.

Lãnh đạo thích ứng với làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI)

Đó là nội dung được quan tâm tại toạ đàm “Lãnh đạo thích ứng với làn sóng AI” được chuyên gia công nghệ hàng đầu - ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, truyền tải vào chiều 18/6 cho hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Chiều nay (18/6), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng Bình dân học vụ số tỉnh Cà Mau theo hình thức trực tiếp và trực tuyến 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đây là một dấu mốc có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong công cuộc xây dựng xã hội học tập số.

Cấp bách số hoá tài liệu lưu trữ

Ðể đôn đốc việc thực hiện số hoá tài liệu lưu trữ và tiếp tục tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, TP Cà Mau và chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương chỉ đạo, quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung theo công văn của Bộ Nội vụ về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.