ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:32:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Số hoá trong ngành y

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, các cơ sở y tế trong tỉnh từng bước làm chủ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám, chữa bệnh (KCB), qua đó đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người bệnh giảm thời gian chờ đợi nhưng vẫn được thụ hưởng chất lượng dịch vụ tốt.

Các ứng dụng CNTT đã triển khai ở các cơ sở y tế bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, như: phần mềm VNPT-HIS quản lý tổng thể bệnh viện, đã triển khai 103/115 cơ sở y tế; phần mềm Thông tin xét nghiệm (LIS) đã triển khai 15/15 bệnh viện, trung tâm y tế; phần mềm Thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS) và Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) đã triển khai 11/15 bệnh viện, trung tâm y tế; phần mềm VNPT-HMIS quản lý tuyến y tế cơ sở đã triển khai 121/122 cơ sở y tế; phần mềm Hồ sơ sức khoẻ, hỗ trợ tạo lập ID và hồ sơ gốc cho mỗi cá nhân, có 1.241.961 (93%) nhân khẩu đã tạo lập hồ sơ sức khoẻ trên phần mềm…

Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, đã ứng dụng và chuyển đổi số trong quản lý KCB, thanh quyết toán bảo hiểm y tế qua phần mềm, từ đó nhiều khâu phức tạp đã được khắc phục, việc quản lý hành chính ở đơn vị trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, người bệnh khi đến KCB tại đây cũng hạn chế được các giấy tờ, thủ tục không cần thiết.

Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau hiện đang áp dụng thí điểm bệnh án điện tử tại Khoa Lão học và Khoa Tai Mũi Họng, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Ðặc biệt, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai thực hiện bệnh án điện tử với quyết tâm cao nhất. Bệnh án điện tử được xem là bước tiến trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án và phục vụ đắc lực cho hoạt động KCB, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, mang lại độ chính xác cao, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Với những bước đi thận trọng của đơn vị, ban đầu đã tạo được những thuận lợi nhất định trong việc khám và điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Trần Thanh Sang, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau, cho biết, tại bệnh viện đang triển khai bệnh án điện tử thí điểm tại Khoa Lão học và Khoa Tai Mũi Họng, bước đầu ghi nhận nhiều mặt tích cực. Bệnh án điện tử có nhiều ưu việt so với bệnh án giấy, đó là: in rõ ràng, không nhầm lẫn y lệnh; việc trích xuất hồ sơ bệnh án, trích xuất thông tin trên hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân, cho các báo cáo, cho nghiên cứu khoa học rất thuận lợi và nhanh chóng. Chỉ cần chuyển thói quen từ “viết tay” sang thói quen mới là nhập liệu trên máy vi tính, mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Bác sĩ Võ Thành Lợi, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Ðơn vị cũng có hướng đến áp dụng bệnh án điện tử, được chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là điều trị tại khoa và xuất viện tại khoa, giai đoạn này đã hoàn thiện. Giai đoạn 2 là chuyển các khoa, hiện tại do tình hình dịch bệnh vừa qua nên giai đoạn này việc thực hiện bệnh án điện tử bị chậm lại và hiện tại đã bắt đầu khởi động lại. Giai đoạn cuối cùng là hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền thực hiện quy trình bệnh chuẩn bệnh án điện tử, lúc đó là bỏ hoàn toàn bệnh án giấy”.

Vừa mới đây, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch chuyển đổi số, hướng đến không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế. Theo đó, mục tiêu quan trọng là làm thay đổi tập quán sử dụng tiền mặt, đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả. Thúc đẩy thanh toán trên môi trường điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa các cơ sở y tế và người bệnh, người nhà bệnh nhân hoặc các tổ chức, cá nhân, với mục tiêu tiến tới không dùng tiền mặt. Ngoài ra, còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả giao dịch.

Theo đó, trong năm 2022, việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được thực hiện thí điểm tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Mắt - Da liễu. Trong hệ thống y tế tư nhân, được thí điểm tại Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải và Bệnh viện Medic. Trong năm 2023, ngoài hoạt động sơ kết, rút kinh nghiệm, sẽ tiếp tục triển khai tại các bệnh viện. Trong đó, tuyến tỉnh gồm Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; tuyến huyện gồm các bệnh viện Trần Văn Thời, Cái Nước, Ðầm Dơi, Năm Căn và TP Cà Mau; triển khai tại các bệnh viện ngành (Quân - Dân y, Công an). Ðến năm 2025 sẽ mở rộng trên toàn tỉnh.

 Lộ trình đến năm 2025 Cà Mau sẽ áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở y tế toàn tỉnh. 

Y tế là lĩnh vực thuộc ưu tiên phát triển xã hội số tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, để đạt được những mục tiêu quan trọng, tỉnh cũng xác định, thời gian tới, ngoài việc thúc đẩy triển khai thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt trong bệnh viện, cơ sở y tế, sẽ đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng tư vấn, KCB từ xa tại các cơ sở y tế, giúp người dân được hưởng các dịch vụ KCB chất lượng cao, chi phí thấp, tiện lợi, an toàn.

Triển khai các giải pháp hình thành Hệ thống chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở KCB góp phần giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng KCB; số hoá và triển khai sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, hình thành các bệnh viện thông minh./.

 

Văn Ðum

 

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.