ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 18:24:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Son sắt thiếu sinh quân

Báo Cà Mau “Đoàn Thiếu sinh quân/Vượt đường chông gai và theo chí lớn/Khắp trời Việt, muôn dân đang cùng nhau reo hò”, sau 67 năm, giữa Quân khu 9 anh hùng, đồng chí Vũ Mão, nguyên UVBCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Liên lạc truyền thống Trường Thiếu sinh quân Việt Nam đã cất lời ca “Thiếu Sinh quân” của Nhạc sĩ Phạm Duy với hơn 500 thầy cô giáo, các thế hệ thiếu sinh quân của Khu Tây Nam Bộ. Hoà lẫn vào nhịp điệu hào hùng của bài hát là những giọt nước mắt của ngày gặp lại.

“Đoàn Thiếu sinh quân/Vượt đường chông gai và theo chí lớn/Khắp trời Việt, muôn dân đang cùng nhau reo hò”, sau 67 năm, giữa Quân khu 9 anh hùng, đồng chí Vũ Mão, nguyên UVBCH Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban Liên lạc truyền thống Trường Thiếu sinh quân Việt Nam đã cất lời ca “Thiếu Sinh quân” của Nhạc sĩ Phạm Duy với hơn 500 thầy cô giáo, các thế hệ thiếu sinh quân của Khu Tây Nam Bộ. Hoà lẫn vào nhịp điệu hào hùng của bài hát là những giọt nước mắt của ngày gặp lại.

67 năm, một chặng đường vắt qua bao biến cố của miền Nam thành đồng Tổ quốc, Trường Thiếu sinh quân như mạch nước ngọt ngào, nuôi lớn nhiều thế hệ con người đủ đầy về tri thức, nồng cháy tình yêu với quê hương và tấm lòng sắt son với sự nghiệp cách mạng. Như lời Trung tướng Nguyễn Phương Nam, UVBCH Trung ương Ðảng, Tư lệnh Quân khu 9, cựu học sinh của nhà trường, khẳng định: “Truyền thống của nhà trường đã truyền thêm khí phách về tinh thần học tập, lòng trung thành với Ðảng, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trường Thiếu sinh quân luôn hoàn thành nhiệm vụ là chiếc nôi đào tạo, xây dựng lực lượng quân đội, xây dựng Ðảng”.

Truyền thống anh hùng

Trường Thiếu sinh quân lập ra ở Khu 9 tại dòng Chắc Băng, nay thuộc Vĩnh Thuận, Kiên Giang ngày 23/10/1948. Ngôi trường lập ra nhằm đào tạo và nuôi dưỡng con em của cán bộ cách mạng, thương binh, liệt sĩ. Về sau này, nhiều địa phương nhân rộng mô hình trường thiếu sinh quân và được đặt với các tên gọi khác nhau, về sau hợp nhất tại Trường Chính trị - Quân sự của Quân khu 9.

Các thế hệ Trường Thiếu sinh quân họp mặt truyền thống.       Ảnh: PHẠM NGUYÊN

Ông Nguyễn Minh Chiến, học sinh thế hệ thứ nhất của nhà trường, cho biết: “Ngày họp mặt hôm nay, lớp học của tôi chỉ còn lại vài người. Lúc mới vào trường, tất cả đều là những đứa trẻ con, mới đó đã 67 năm rồi…”. Trong trí nhớ của ông Chiến, ngày trường thành lập, tất cả đều thiếu thốn, chỉ có tinh thần là lên cao. Thời điểm ấy cuộc kháng chiến chống Pháp sắp vào giai đoạn cao trào, mỗi thầy cô giáo, học sinh đều nguyện lòng sẽ phấn đấu để góp sức đánh thắng giặc thù.

Chống gậy bước những bước chậm lên hội trường, ông Chiến như nghẹn giọng khi thấy cô giáo của mình: “Cô Châu! Cô Châu”. Trên chiếc xe lăn, ở tuổi 95, cô giáo Huỳnh Châu vẫn cố gắng để về chung vui với đám học trò của mình. Cô Châu tên thật là Nguyễn Lục Hà, vợ của thi sĩ nổi tiếng Nguyễn Bính, một trong những giáo viên đầu tiên giảng dạy ở Trường Thiếu sinh quân. Ông Chiến lại gần, nắm bàn tay của cô: “Ðây là cô giáo của chú, dạy chú những chữ đầu tiên”. Ði theo cô Huỳnh Châu còn có con gái, Nhà báo Hồng Cầu cũng hơn 60 tuổi. Cô Cầu tâm sự: “Má sức khoẻ yếu, nhưng cứ đòi đi, lỡ lần sau không còn đi được…”.

Từ Cà Mau, 67 cựu học sinh thiếu sinh quân cũng đã tề tựu để trở về mái nhà Quân khu. Trường Thiếu sinh quân Cà Mau - Ðoàn 962 được thành lập có sự đóng góp vô cùng lớn của Anh hùng Bông Văn Dĩa, Ðại tá Khưu Ngọc Bảy. Suốt buổi họp mặt, Ðại tá Khưu Ngọc Bảy cứ đi loanh quanh, ngồi ở mỗi bàn một chút: “Anh em ở Cà Mau về lần này đông đủ nên vui lắm, hồi xưa trường đặt ở vùng Tân Tiến, Ðầm Dơi. Hiện nay, tại Tân Tiến đã xây dựng xong nhà truyền thống của nhà trường. Anh em, đồng đội mỗi người một hoàn cảnh, nhưng cứ nhìn nhau mà nhắc, không có ngôi trường ấy, anh em mình chắc dốt hết”.

Truyền thống anh hùng của nhà trường chính là việc đào tạo, gầy dựng được nhiều thế hệ học sinh ưu tú, đảm nhận nhiều trọng trách mà Ðảng và Nhà nước giao phó, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ÐBSCL ngày nay. Trung tướng Nguyễn Phương Nam nhận định: “Các thế hệ học sinh ngày càng trưởng thành, giữ những vị trí công tác khác nhau, tiếp nối được truyền thống cách mạng tốt đẹp của nhà trường, lúc nào cũng trung thành với Ðảng, tận tuỵ phục vụ Nhân dân. Ðây là điều tốt đẹp mà mỗi học sinh của nhà trường cần khắc ghi, gìn giữ”.

Sống mãi

Khoá cuối cùng của Trường Thiếu sinh quân là năm 2008. Kể từ đó, mái trường đã đào tạo hàng ngàn học sinh của Quân khu 9 sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ. Dẫu vậy, thầy Lê Văn Chấn, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định: “Có thế nào đi nữa, mái trường sẽ là một phần máu thịt của tôi. Tôi tin rằng những giáo viên, học sinh đã từng sống dưới cùng mái nhà này cũng sẽ không bao giờ quên những tháng năm sống, học tập, rèn luyện đầy ý nghĩa”.

Gần 500 thầy cô, học sinh tề tựu trong không khí của ngày họp mặt lớn. Ai cũng tranh thủ tìm bạn đồng học, thầy cô ngày xưa, kể những kỷ niệm thời học sinh mà nước mắt cứ rưng rưng.

Thiếu tá Lưu Vinh Huê, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường, khi phát biểu ý kiến đã khóc: “Những tháng ngày, những lứa học sinh Thiếu sinh quân - Ðoàn 962 phải bám dân, đội đạn bom để rèn luyện, học tập. Các em phải chịu vất vả khi còn quá nhỏ khiến những người làm thầy như chúng tôi đứt từng khúc ruột”. Và rồi, những đứa trẻ ấy đã dần lớn lên trong tình thương vô bờ của thầy cô, trong sự cưu mang máu thịt của Nhân dân, vượt qua mọi trở ngại để làm người hữu ích. Bí thư Huyện uỷ Thốt Nốt, TP Cần Thơ, đại diện các thế hệ học sinh bày tỏ tình cảm của mình: “Thiếu sinh quân mãi mãi là cái nôi, mái nhà chung của các thế hệ học sinh. Dù ở đâu, làm gì, thiếu sinh quân cũng sẽ phấn đấu hết mình để phục vụ Nhân dân”.

Trong cuộc họp mặt, có những người đã vài chục năm mất liên lạc với nhau, có những người gặp nhau lại không biết vì khác thế hệ. Một lớp người học thời kháng Pháp, một ở thế hệ chống Mỹ, và còn lại là sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Vậy mà rất nhanh chóng, tất cả đều hoà chung một niềm vui bất tận ngày gặp lại. Gương mặt ai cũng rạng ngời niềm tự hào là một phần của mái trường anh hùng. Cô giáo Huỳnh Châu, lúc nhận kỷ niệm chương của nhà trường như trẻ lại, gương mặt ngời lên một niềm hạnh phúc vô bờ. Ðồng chí Vũ Mão trao kỷ niệm chương cho cô và lời tri ân sâu sắc: “Cảm ơn cô, cảm ơn những người đã gầy dựng nên Trường Thiếu sinh quân, mái trường đã đi qua bom đạn để nuôi lớn những con người Việt Nam”.

Rồi phút chia tay cũng đến, mỗi người trở về với cuộc sống thường nhật. Thầy cô, bạn bè, mái trường và thời niên thiếu sẽ được “cất gọn” ở trong một góc ký ức. Theo tinh thần của Ban Liên lạc, cứ 2 năm, Quân khu sẽ tổ chức họp mặt một lần. Người lên xe trở về giơ 2 ngón tay như kiểu chào thời “tập kết” ra Bắc ngày xưa. Biết rằng, 2 năm sau, sẽ có người đến, người không, nhưng tất cả vẫn chờ ngày họp mặt ấy!./.

Ghi chép của Phạm Nguyên

giá tôn giả ngói bao nhiêu tiền 1m2

Một ngày làm chiến sĩ

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 71 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025); 84 năm ngày thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Tiểu học Trí Phải Tây (huyện Thới Bình) phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Chỉ huy Công an, Hội đồng Ðội, Trạm Y tế xã Trí Lực tổ chức hoạt động “Một ngày làm chiến sĩ”, có hơn 100 học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này.

Trung Ðoàn 1 - U Minh - Ba lần được phong tặng danh hiệu anh hùng

Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính kiên cường của Trung đoàn 1 - U Minh năm xưa đã trở về mảnh đất Cà Mau thân thương. Chính tại cái nôi này, với sự chở che, đùm bọc nghĩa tình của Nhân dân, Trung đoàn đã lớn mạnh, lập nên chiến công hiển hách và 3 lần vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (vào các năm: 1973, 1975, 1989).

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4, tại TP Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.

Lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Được thành lập vào ngày 23/8/1945, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau ra đời trong khí thế cách mạng sục sôi của toàn dân tộc, gắn liền với bước trưởng thành mạnh mẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương.

Vì Nhân dân phục vụ

Ðồng hành cùng sự phát triển của địa phương, lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh tích cực chung tay cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện chương trình nhân văn: xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Những mái nhà vững chãi được dựng lên không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn là biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết quân - dân, tinh thần vì Nhân dân phục vụ.

Thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK 1

Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau vừa tháp tùng cùng Đoàn công tác số 11, do Chuẩn đô đốc Lê Bá Quân, Tư lệnh vùng 2, Quân chủng Hải quân, làm Trưởng đoàn, đến thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK 1.

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Hải đoàn 42 vững tin trong nhiệm kỳ mới

Hải đoàn 42 được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Hải đội 402 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đóng quân tại huyện Năm Căn, được giao quản lý vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Thời gian qua, Ðảng uỷ, chỉ huy đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp biểu dương, khen thưởng.

Quân chủng Hải quân gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập

Sáng 21/4, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Quân chủng Hải quân tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955-7/5/2025).