ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-6-25 11:20:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 185 sản phẩm được công nhận OCOP (47 sản phẩm 4 sao, 138 sản phẩm 3 sao) của 91 chủ thể (18 công ty/DN, 30 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác, 42 hộ kinh doanh). Trong đó, có 65 sản phẩm của 27 chủ thể được đưa vào các hệ thống phân phối siêu thị trong và ngoài tỉnh; 185 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử madeincamau.com; 57 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn; 80 sản phẩm của 31 chủ thể kết nối sàn thương mại điện tử khác như: Lazada, Shopee, Tiki, TikTok Shop... Ðiều đáng phấn khởi, từ kết quả khảo sát của ngành cho thấy, các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP đều có doanh thu tăng khoảng 20-30%, cá biệt có một số sản phẩm doanh thu tăng hơn 40% (bánh phồng tôm, tôm khô, ba khía...); tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 700 người lao động với mức lương khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.

Chị Lâm Trúc Loan, Khóm 10, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, giới thiệu sản phẩm OCOP trong Ngày hội Bánh dân gian năm 2025.

Chị Lâm Trúc Loan, Khóm 10, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, giới thiệu sản phẩm OCOP trong Ngày hội Bánh dân gian năm 2025.

Theo ông Trần Hoàng Em, Giám đốc Trung tâm Khuyến công (Sở Công thương), trong năm 2024, Trung tâm phối hợp hỗ trợ hơn 100 lượt DN giới thiệu hơn 200 lượt sản phẩm, thu hút hơn 15.000 lượt khách hàng tham quan, mua sắm. Hỗ trợ kết nối, ký kết 18 hợp đồng, ghi nhớ giữa DN với tập đoàn, siêu thị lớn và các DN phân phối, tại các sự kiện: Tuần lễ bán hàng đặc sản NovaWorld - Phan Thiết; Hội chợ Công thương vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ðồng Tháp; Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” tổ chức ở tỉnh Bình Dương; Phiên chợ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tại Siêu thị Tứ Sơn, An Giang; Hội nghị Kết nối giao thương giữa 5 thành phố trực thuộc Trung ương; Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024; Hội nghị cấp cao và Phát triển Kinh tế xanh; Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024...

"Riêng từ đầu năm đến nay, đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hợp tác giữa ngành công thương 3 tỉnh: Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình; tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu và hỗ trợ các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm OCOP của Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình; tham gia 4 hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối giao thương, kết nối cung - cầu tại các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện để các chủ thể, DN học tập kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng sản phẩm và kết nối cung cầu qua lại giữa các địa phương...", ông Trần Hoàng Em thông tin.

Các chủ thể, doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Chương trình tổng kết hợp tác giữa ngành công thương 3 tỉnh: Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình, ngày 6/5.

Các chủ thể, doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Chương trình tổng kết hợp tác giữa ngành công thương 3 tỉnh: Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình, ngày 6/5.

Ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Kiên Cường, huyện Năm Căn, cho biết, thông qua hỗ trợ từ vốn khuyến công năm 2022, công ty nâng cấp thiết bị máy tráng bánh phồng tôm tự động, cho năng suất cao, từ 12-15 tấn/tháng, đưa sản phẩm bánh phồng tôm đủ điều kiện đạt chuẩn OCOP 4 sao và 2 sản phẩm bánh phồng tôm tít, bánh phồng cua đạt chuẩn 3 sao. Cũng thông qua Sở Công thương, công ty có cơ hội tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ trong tỉnh và khu vực, tiếp cận nhiều đối tác, sản lượng xuất bán cũng tăng rõ rệt. Hiện nay, công ty đã kết nối hơn 30 tỉnh, thành; xuất khẩu tiểu ngạch với tổng sản lượng khoảng 150 tấn/năm, góp phần vào ngân sách Nhà nước trên 100 triệu đồng/năm. Dự kiến trong năm nay công ty tiếp tục nâng 2 sản phẩm còn lại lên OCOP 4 sao, để đưa sản phẩm vươn xa hơn.

Phơi bánh phồng tôm tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Kiên Cường, huyện Năm Căn.

Phơi bánh phồng tôm tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Kiên Cường, huyện Năm Căn.

Chị Dương Kiều Lam, ấp Gành Hào 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, cho biết: "Tham gia các hội chợ, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh giúp tôi có cơ hội hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm hàng hoá, tiếp cận trực tiếp các DN, nhà phân phối tiềm năng để tìm hiểu xu hướng thị trường, liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Mặt khác, qua đây giúp chúng tôi nắm bắt thông tin thị trường, từ đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh".

Chị Dương Kiều Lam (giữa) tham gia Hội nghị Xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024.

Chị Dương Kiều Lam (giữa) tham gia Hội nghị Xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024.

Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đã khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, đáp ứng theo tiêu chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường. Ðể đạt được kết quả như trên, tỉnh tập trung triển khai thực hiện các chính sách về sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và vận dụng, lồng ghép các chính sách về phát triển kinh tế tập thể, khuyến công, chuyển đổi số, hỗ trợ khởi nghiệp... để tạo trợ lực giúp chủ thể phát triển sản phẩm OCOP.

 

Loan Phương

 

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tận dụng thế mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, chế biến đóng góp quan trọng cho giá trị của ngành công nghiệp tỉnh Cà Mau. Tại huyện Trần Văn Thời, vùng đất có lợi thế với đa dạng hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ, tạo ra các sản phẩm đặc sản như: khô cá bổi, chuối khô, các loại thuỷ, hải sản biển, lúa gạo, mật ong, các sản phẩm từ cây, trái địa phương, dược liệu... Nhờ tận dụng lợi thế địa phương và sự đồng hành của hoạt động khuyến công đã tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Cánh tay nối dài đưa vốn chính sách đến dân

Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại tỉnh Cà Mau khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng, góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Với tổng số 2.644 tổ TK&VV đang hoạt động, mạng lưới này thực sự là “cánh tay nối dài” giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước lan toả sâu rộng đến từng địa bàn, từng hộ dân.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vào chiều 10/6. Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đồng chủ trì hội nghị.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Văn hoá số - Nền tảng của ngân hàng hiện đại

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi công nghệ không chỉ là xu thế tất yếu mà còn trở thành động lực sống còn của ngành ngân hàng. Thế nhưng, bên cạnh các sáng kiến số hoá sản phẩm, quy trình hay dữ liệu thì yếu tố ngày càng khẳng định vai trò nền tảng, đó là văn hoá số. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước kiến tạo hệ giá trị văn hoá số sáng tạo và gắn kết, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững từ bên trong.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.