ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:28:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sưởi ấm những mảnh đời

Báo Cà Mau (CMO) Chọn cho mình nghề vất vả, nguy hiểm là chăm sóc bệnh nhân tâm thần nên với họ, ngoài sự kiên nhẫn, kỹ năng nghề nghiệp còn phải đồng cảm và yêu thương mới có thể dìu dắt những mảnh đời bất hạnh tăm tối này bước ra vùng sáng.

Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh Cà Mau là mái nhà chung của hơn 300 bệnh nhân. Đằng sau khung cửa sắt là một thế giới khác của những phận đời nửa mê, nửa tỉnh. Cảnh bệnh nhân la hét, chửi bới, lâu lâu thì ngồi thẫn thờ, đưa mắt nhìn xa xăm, gặp người lạ đến thăm thì hớn hở đòi về nhà hay xin tiền là chuyện bình thường. Trong mái nhà chung ấy, khuyết tật được hiểu theo nhiều nghĩa cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Những mảnh đời đáng thương 

Có sân chơi rèn luyện thể lực góp phần cải thiện thể chất và sức khoẻ bệnh nhân.
Phát thuốc cho người bệnh.

Chị Nguyễn Thị Hương, nhân viên vệ sinh khu A, từ Bắc vào Nam lập nghiệp, tính đến nay đã gắn bó với trung tâm 4 năm ròng. Những ngày đầu làm việc, khi ấy cơ sở vật chất tại trung tâm còn thiếu thốn, nhà trại chưa được mở rộng khiến không gian sống của bệnh nhân rất chật chội. Vì bệnh nhân không ý thức được hành động của mình nên vô tư đi vệ sinh ngay tại chỗ ngủ, khiến công việc lau dọn của nhân viên vô cùng vất vả.

"Có lúc tôi nghĩ mình sẽ không vượt qua được vì áp lực công việc đè nặng. Nhưng khi bình tâm suy nghĩ, tôi đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thông cảm, thấy những bệnh nhân này đáng thương hơn đáng trách", chị Hương tâm sự.

Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau, nhưng điểm chung ở những bệnh nhân tâm thần là không điều chỉnh được hành vi của mình. Họ bất hợp tác trong quá trình nuôi dưỡng, mỗi lần kích động thường hay quay sang tấn công nhân viên chăm sóc, phải có sự can thiệp bằng các biện pháp mạnh. Đối với bệnh nhân sức khoẻ yếu, nằm 1 chỗ, nhân viên chăm sóc phải kiêm luôn nhiệm vụ tắm rửa, đút ăn, nếu bỏ ăn phải dịu dàng tâm sự, vỗ về để họ lấy lại sức.

Chị Hương tâm sự: "Các cơ quan đoàn thể, xã hội bên ngoài người ta rất quan tâm đến trung tâm, coi nơi đây là nơi chia sẻ tình thương cho bệnh nhân tâm thần. Mình là nhân viên ở đây nên cần làm tốt công việc, đó là một sự đóng góp có nghĩa rồi", chị Hương trải lòng.

Tận tâm với người bệnh

Bác sĩ Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm cho biết, đặc thù của trung tâm chỉ thực hiện chức năng nuôi dưỡng và quản lý. Những ca chấn thương, mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh nội khoa, ngoại khoa bắt buộc phải chuyển lên bệnh viện đa khoa. Một số bệnh nhân có người nhà, nhưng khi trung tâm liên hệ thì số ít có người thân theo nuôi dưỡng, còn phần đông khi đưa vào đây, họ coi như hết trách nhiệm. Vì thế, nhân viên trung tâm phải đi theo chăm sóc, túc trực 24/24, thậm chí có trường hợp phải ở lại bệnh viện gần nửa tháng.

Làm nhiệm vụ cấp dưỡng cho hơn 300 đối tượng, chị Trần Thị Kiều không còn nhớ nổi số lần bị đánh khi đứng ra can ngăn các bệnh nhân giành ăn. Đối với chị, việc hứng chịu những cảnh xô ngã, cào xé khi bệnh nhân lên cơn là chuyện quá đỗi bình thường.

"Những lúc như vậy, chạy là thượng sách. Khi bệnh nhân lên cơn kích động thì dù là chiếc muỗng hay bàn chải đánh răng cũng trở thành vũ khí nguy hiểm. Có lần, một đồng nghiệp nữ bị bệnh nhân lên cơn rượt đánh, trượt té đến gãy chân. Sau mỗi sự vụ như vậy, chúng tôi đều an ủi nhau, vì họ bị bệnh nên mới vậy chứ không cố ý đánh mình", chị Kiều bồi hồi nhớ lại.

Đối với chị Kiều, khó khăn lớn nhất là khi chăm sóc bệnh nhân nữ. Ngoài sinh hoạt thường ngày, những vấn đề riêng của nữ giới phải cần được quan tâm. Có nhiều lần về phép, ở nhà mà cứ lo không biết bệnh nhân hôm nay ăn uống ra sao, có quấy phá gì không. Chị vừa vắng mặt vài hôm sẽ có người hỏi thăm, rồi cứ như là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa người mê và người tỉnh lúc nào không hay.

300 mảnh đời bất hạnh sống cùng nhau trong 1 mái nhà. Bỏ qua ồn ào, kỳ thị của cuộc sống bên ngoài, những bệnh nhân ấy được sống trong vòng tay yêu thương và đùm bọc của những tấm lòng tử tế - những người dù không có máu mủ, quyến thuộc nhưng họ vẫn sẵn sàng gắn bó. Thế mới thấm thía được cái tình của những người xa lạ vẫn còn hiện hữu./.

Lâm Nghĩa

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).