ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 20:08:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trọn lòng yêu kính Bác

Báo Cà Mau Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Ngày 10/3/1970, Ðền thờ Bác Hồ được khởi công, quá trình xây dựng, mỗi ngày chỉ thực hiện từ 5 giờ chiều đến sáng hôm sau để tránh địch càn quét, đánh bom, đến ngày 26/1/1971, ngôi đền mới được khánh thành. Ðền có diện tích 16 m2, lợp lá dừa nước, khung sườn bằng gỗ, nền xi măng, trên nóc cắm lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.

Một tháng sau đó, địch càn quét, dù đội du kích và bộ đội địa phương ngoan cường chống trả, nhưng vì địch đông và mạnh nên cuối cùng chúng vẫn vào được và châm lửa đốt ngôi đền.

Ðến ngày 14/2/1972 (30 tết Nguyên đán), Ðền thờ Bác Hồ khánh thành lần thứ hai. Ngày 3/10/1972, ngôi đền một lần nữa bị máy bay địch bắn phá, nhưng bà con trong ấp nhanh chóng dập lửa, bảo vệ được đền. Tính đến ngày 30/4/1975, ngôi đền ba lần bị giặc bắn phá, cháy rụi, được bà con cùng nhau xây dựng lại.

Trong quá trình bảo vệ đền, 27 cán bộ, đảng viên và du kích của Long Ðức đã anh dũng hy sinh, đến nay vẫn được người dân nơi đây tưởng nhớ. Sau ngày đất nước thống nhất, theo nguyện vọng của Nhân dân, Ðảng bộ và chính quyền tỉnh Trà Vinh đầu tư kinh phí tôn tạo ngôi đền.

Ngày 5/9/1989, Ðền thờ Bác Hồ được Bộ Văn hoá, Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, địa phương xây dựng nhà che với thiết kế hình đoá sen phủ ngôi đền.

Ðoàn cán bộ, phóng viên Báo Cà Mau đến viếng Ðền thờ Bác Hồ và nghe thuyết trình quá trình xây dựng đền.Ðoàn cán bộ, phóng viên Báo Cà Mau đến viếng Ðền thờ Bác Hồ và nghe thuyết trình quá trình xây dựng đền.

 

Nhà trưng bày các hiện vật về thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên di tích.Nhà trưng bày các hiện vật về thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên di tích.

 

Nhà sàn Bác Hồ được thiết kế dựa theo bản nhà sàn tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội.Nhà sàn Bác Hồ được thiết kế dựa theo bản nhà sàn tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội.

 

Tiểu cảnh Bác Hồ trên thuyền độc mộc trong khuôn viên Ðền thờ Bác Hồ.Tiểu cảnh Bác Hồ trên thuyền độc mộc trong khuôn viên Ðền thờ Bác Hồ.

 

Chiếc trực thăng HU 1A của Mỹ bị Ðại đội Pháo binh 509 tỉnh Trà Vinh bắn rơi năm 1964, trưng bày trong khuôn viên di tích.Chiếc trực thăng HU 1A của Mỹ bị Ðại đội Pháo binh 509 tỉnh Trà Vinh bắn rơi năm 1964, trưng bày trong khuôn viên di tích.

 

Di tích Ðền thờ Bác Hồ có diện tích rộng đến 5,4 ha, mỗi năm đón hơn 5 vạn lượt người đến tham quan, dâng hương viếng Bác.Di tích Ðền thờ Bác Hồ có diện tích rộng đến 5,4 ha, mỗi năm đón hơn 5 vạn lượt người đến tham quan, dâng hương viếng Bác.

 

Loan Phương

 

Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bạc Liêu

Toạ lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cách trung tâm TP Bạc Liêu 18 km, là địa chỉ đỏ giáo dục cách mạng cho các thế hệ và trở thành điểm du lịch của địa phương và tỉnh Bạc Liêu.

Hà Giang - Mùa hoa tam giác mạch

Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng bởi cảnh núi non hùng vĩ mà còn được biết đến bởi sắc hồng thơ mộng, dịu dàng của loài hoa tam giác mạch.

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Đất Vĩnh Long đã sinh ra những nhân tài ưu tú nước Việt: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (1912-1988), Giáo sư - Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa (1913-1997), Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922-2008)... Những ai có dịp về với vùng đất địa linh nhân kiệt này không quên dừng chân tại Khu lưu niệm đồng chí Phạm Hùng để tham quan, thành kính thắp hương tri ân, tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc.

Nhà Công tử Bạc Liêu - Dấu ấn một thời vàng son

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, ai cũng từng nghe qua “Công tử Bạc Liêu” - Trần Trinh Huy (hay cậu Ba Huy, con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch) người nổi tiếng vì sự giàu có và phong cách sống hào hoa, phóng khoáng trong những năm nửa đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà của ông toạ lạc tại trung tâm TP Bạc Liêu, đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ông và gắn liền nhiều giai thoại truyền đời về cuộc sống của vị thiếu gia giàu bậc nhất Nam kỳ lục tỉnh.

“Sừng Trâu” của Tây Bắc

Theo tiếng người Hà Nhì, “Nhìu Cồ San” có nghĩa là “Núi Sừng Trâu”, vì dáng hình ngọn núi gồ ghề như cặp sừng trâu vươn lên trời xanh. Nhìu Cồ San như viên ngọc thô được bao phủ bởi những tầng mây trắng xốp, cánh rừng rậm rạp và những dòng suối róc rách đầy sức sống.

Thú vị chèo SUP

Hoạt động chèo SUP thời gian gần đây được du khách trải nghiệm khi du lịch trên biển. Tại các đảo của tỉnh Kiên Giang, chèo SUP là một trong những điểm nhấn của các tour du lịch.

Băng rừng Laan

Khi nhắc đến du lịch Lâm Ðồng, người ta thường nghĩ ngay đến Ðà Lạt thơ mộng, nhưng Laan lại mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác. Cách trung tâm TP Ðà Lạt khoảng 20-30 km về phía Tây Bắc, gần khu vực xã Lát, huyện Lạc Dương, rừng Laan là điểm đến hoàn hảo cho những tâm hồn yêu thích trekking (du lịch dã ngoại bằng đi bộ) và tìm kiếm một chuyến phiêu lưu thực sự giữa thiên nhiên hoang dã.

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.