ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:19:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mừng Quốc khánh, nhớ Bác kính yêu

Báo Cà Mau Mỗi năm, cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là các cựu chiến binh - những người lính can trường trong cuộc chiến chống giặc năm xưa, càng xúc động tưởng nhớ và tri ân sâu sắc công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Tình yêu và lòng kính trọng đó được các cựu chiến binh (CCB) và mỗi người dân bày tỏ bằng những hành động thực tế ngay chính trong cuộc sống.

Ðã 30 năm qua, CCB Dương Lý Quảng, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, chăm chút cho bàn thờ Bác Hồ tươm tất và hương khói ấm cúng. Gia đình lập bàn thờ Bác như thờ người thân của mình. Mỗi ngày, người CCB già đều đặn dâng hương. Nếu bệnh hay bận việc đi xa nhà, ông đều căn dặn con cháu thắp hương thay mình. Vào ngày sinh của Bác (19/5) hay ngày Quốc khánh (2/9), ông Quảng đều làm mâm cơm và bày trái cây để dâng cúng vị Cha già kính yêu của dân tộc.

Ông Quảng xúc động: “Có Bác Hồ mới có độc lập, tự do, yên bình cho đất nước như hôm nay. Tôi thờ Bác và cố gắng hương khói cho bàn thờ lúc nào cũng ấm áp. Tôi dặn con cháu sau này tôi có mất, thì con cháu vẫn phải thờ và cúng Bác hằng năm như tôi đã làm".

"Có những ngày, đồng chí, đồng đội đến thăm tôi. Trước bàn thờ Bác, chúng tôi ngồi nhớ về thời kháng chiến, lúc đó tuy gian khổ, hiểm nguy nhưng chưa bao giờ nản lòng vì chúng tôi nhìn về Bác, nhìn về Ðảng để tiến lên và ngày độc lập cũng đến. Chúng tôi may mắn được đón những ngày mừng Quốc khánh của đất nước thay cho cả những đồng đội đã hy sinh, vì thế trong lòng nhiều nỗi niềm xúc động lắm”, ông Quảng bộc bạch.  

Lương y Tiêu Hoà, ngụ Khóm 8, Phường 8, TP Cà Mau, cũng thờ Bác Hồ ngay trong nhà. Ảnh Bác được lộng khung kính và đặt trang nghiêm trên bàn thờ. Không chỉ thế, trên bàn làm việc của ông cũng có ảnh Bác được hoạ trên đá tinh xảo. Mỗi dịp Quốc khánh đến, ông lại mua trái cây, bày lên bàn thờ và thắp hương dâng cúng Bác.

Ông Hoà bảo: “Tôi sinh sống trên đường Nguyễn Tất Thành từ năm 1992. Gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác ở hai bên tuyến đường rất tự hào, vì mình được sinh sống ở tuyến đường mang tên Bác, đường khang trang, sạch, đẹp bậc nhất TP Cà Mau. Ngoài gia đình tôi, nhiều hộ khác cũng thờ Bác như cách bày tỏ lòng yêu kính đối với Người. Cứ có dịp du lịch, tôi lại sưu tầm nhiều ảnh đẹp của Bác để đặt lên bàn làm việc, như cách nhắc nhở mình phải sống tốt, phải làm nghề tận tâm. Tôi cũng nhắc nhở con cháu tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng, để xứng đáng là công dân Việt Nam, với nền độc lập mà Bác và bao thế hệ đã chiến đấu, bảo vệ”.

Lương y Tiêu Hoà thờ Bác Hồ trang trọng trong nhà.Lương y Tiêu Hoà thờ Bác Hồ trang trọng trong nhà.

Sinh sống trên tuyến đường được đặt tên ngày sinh nhật Bác - Ðường 19/5, CCB Lê Văn Khen, ngụ Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau, vẫn giữ truyền thống treo cờ Tổ quốc trước mỗi ngày lễ quan trọng của đất nước. Ông Khen bảo, nhìn lá cờ Tổ quốc bay phấp phới như giúp bản thân ông và những người dân xung quanh thêm tự hào về nền độc lập của dân tộc và về Bác Hồ vĩ đại.

Ông Khen tâm sự: “Gia đình tôi có hơn 40 năm sinh sống trên tuyến Ðường 19/5. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, con đường được nâng cấp, mở rộng nhiều lần. Phần lớn người dân sinh sống hai bên tuyến đường đều kinh doanh dịch vụ và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Ðời sống người dân mỗi ngày mỗi khấm khá hơn, không còn hộ nghèo và cận nghèo. An ninh trật tự ổn định nhờ sự đồng lòng chung sức của bà con trong khu vực này. Chúng tôi phải là công dân tốt, có trách nhiệm với xã hội, đây cũng là cách bày tỏ sự biết ơn với thế hệ đi trước, với Bác Hồ vĩ đại”.

CCB Lê Văn Khen treo cờ mừng Quốc khánh.CCB Lê Văn Khen treo cờ mừng Quốc khánh.

Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, các CCB trong tỉnh tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. CCB Lê Minh Hậu, ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, có 3 người con đều bị nhiễm chất độc da cam. Không cam chịu hoàn cảnh, ông đã đưa gia đình vươn lên từ khó khăn. Mô hình nuôi tôm, nuôi cua kết hợp và nuôi ếch, rắn, mỗi năm cho gia đình ông thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Ông Hậu bày tỏ: “Tôi không sợ khó khăn, gian khổ, ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và chăm lo cho những đứa con bị nhiễm chất độc da cam để bù đắp phần nào thiệt thòi, bất hạnh mà các con tôi đã gánh chịu, đồng thời cũng đỡ gánh nặng cho xã hội. Người lính như tôi trong thời chiến hay thời bình đều chiến đấu hiên ngang, xứng đáng với niềm tin yêu của Ðảng và Bác. Cứ hướng về Bác, về Ðảng mà sống, mà phấn đấu thì không bao giờ nản lòng”.

CCB Lê Minh Hậu nỗ lực làm kinh tế để lo cho 3 người con cùng bị nhiễm chất độc da cam. Ông luôn phấn đấu theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại.CCB Lê Minh Hậu nỗ lực làm kinh tế để lo cho 3 người con cùng bị nhiễm chất độc da cam. Ông luôn phấn đấu theo lời dạy của Bác Hồ vĩ đại.

Ngoài vươn lên làm kinh tế, CCB Lê Minh Hậu còn nhiệt tình tham gia các phong trào, cuộc vận động do các cấp hội CCB và chính quyền địa phương phát động, nhất là phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi.

Những việc làm dù lớn hay nhỏ của các CCB và người dân trong tỉnh cũng đều cho thấy niềm tin tưởng vững chắc, tấm lòng sắt son với Ðảng và Bác Hồ vĩ đại./.

 

Lam Khánh

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.