ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 03:02:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tái cơ cấu nợ để khắc phục thiệt hại do thiên tai

Báo Cà Mau 537 tỷ đồng là số tiền mà khách hàng vay vốn Agribank Cà Mau được xác định bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện nay, Agribank chi nhánh Cà Mau đang thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

537 tỷ đồng là số tiền mà khách hàng vay vốn Agribank Cà Mau được xác định bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện nay, Agribank chi nhánh Cà Mau đang thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để hỗ trợ nông dân khắc phục thiệt hại theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau (Agribank Cà Mau) đã cơ cấu thời hạn trả nợ cho hơn 600 khách hàng với số tiền hơn 42 tỷ đồng. Đồng thời, cho gần 500 khách hàng vay mới để hỗ trợ khắc phục thiệt hại, với số tiền 29,4 tỷ đồng.

Khách hàng đến Agribank chi nhánh huyện U Minh để làm thủ tục cơ cấu lại nợ và vay mới khôi phục sản xuất.

U Minh là huyện bị thiệt hại do hạn hán, xâm mặn nhiều nhất. Toàn huyện có 13.805 ha đất sản xuất bị thiệt hại (8.217 hộ), trong đó, diện tích luá mùa 1.661 ha (1.171 hộ), diện tích lúa - tôm 11.369 ha (6.585 hộ), diện tích lúa 2 vụ 775 ha (461 hộ).

Phó Giám đốc phụ trách Agribank chi nhánh huyện U Minh Nguyễn Chí Dũng cho biết, toàn huyện số hộ đang còn vay ngân hàng bị thiệt hại là 4.216 hộ, với số vốn vay 258 tỷ đồng. Sau khi rà soát, Agribank Chi nhánh huyện U Minh đã xét cho 257 hộ được cơ cấu nợ với số tiền hơn 21 tỷ đồng, cho vay mới 126 hộ với hơn 6,5 tỷ đồng.

Những trường hợp vay vốn bị thiệt hại còn lại chưa tới hạn trả nợ, theo ông Nguyễn Chí Dũng, khi đến hạn trả nợ nhưng người dân không có khả năng trả do bị hạn hán, xâm mặn sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 12 tháng, 24 tháng hay 36 tháng tuỳ theo loại hình sản xuất. Đồng thời có thể xét cho vay mới nếu mô hình sản xuất đem lại hiệu quả.

Với 3 ha đất sản xuất lúa - tôm, nếu như mấy năm trước thu hoạch lúa khoảng hơn 300 giạ thì vụ vừa rồi chỉ được hơn 50 giạ, còn tôm thì thất trắng,  vì thế, anh Nguyễn Văn Hòn, Ấp 1, xã Khánh Lâm vừa được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Anh cho biết, cuộc sống hiện tại của gia đình anh dựa vào thu nhập từ 5.000 m2 đất vườn trồng ổi, vú sữa, nuôi cá… Anh dự định lên liếp trồng cây, nhưng đất đã bị nhiễm mặn, hơn nữa bà con xung quanh cũng đều nuôi tôm nên anh chưa dám đầu tư sản xuất thêm mà quan sát xem tình hình mới dám đầu tư.

Còn gia đình anh Bùi Văn Giang, Khóm 3, thị trấn U Minh hiện đang sống qua ngày bằng nghề đặt lú trên sông Kinh Hội. Vợ anh Giang, chị Võ Kim Hằng, cho biết, gia đình có hơn 1 ha đất sản xuất tôm - lúa, vụ vừa rồi tôm thất trắng, chỉ thu hoạch được 4 bao lúa. Mới hôm qua, cửa hàng bán phân bón đến đòi tiền 2 bao phân mua để bón cho lúa nhưng chưa có tiền để trả. Từ đầu năm đến nay đã thả 1 đợt tôm nhưng cũng không bắt lại được con nào. Gia đình anh Giang cũng vừa được Agribank chi nhánh huyện U Minh cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Ngoài huyện U Minh, các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau cũng được Agribank các chi nhánh rà soát thiệt hại, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để giúp bà con có vốn khôi phục lại sản xuất./.

Bài và ảnh: Hồng Phượng

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.