ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 23:56:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tâm thế nào trước cuộc đổi thay lớn?

Báo Cà Mau Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh - gọn - mạnh; hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm tái cấu trúc đội ngũ nhân lực khu vực công ngang tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc để đất nước vươn xa trong bối cảnh mới.

“Tâm thế nào trước cuộc đổi thay lớn?”, loạt bài viết của Báo Cà Mau sẽ góp thêm những góc nhìn, những chia sẻ của người trong cuộc; đồng thời là những gợi mở xoay quanh vấn đề này.

Bài 1: Bước đột phá về tổ chức và nhân lực

Sự chuyển động dứt khoát và mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị thời gian qua cho thấy quyết tâm thay đổi toàn diện về mô hình tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân lực. Đây là bước tạo đột phá chiến lược để đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, thịnh vượng và văn minh.

Quyết liệt đổi mới, cải cách toàn diện

Vấn đề tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị đã được thực hiện từ nhiều năm qua, nhất là khi Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ra đời năm 2017. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chưa đạt mục tiêu đề ra vì nhiều nguyên nhân, như Tổng Bí thư Tô Lâm nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trở thành một nhiệm vụ cấp bách, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước, và không thể chậm trễ hơn được nữa. Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đợt này so với các đợt sắp xếp tổ chức trước đây có điểm khác biệt cơ bản, đó là được tiến hành trong cả hệ thống chính trị, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực và được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Ngay sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn tổ chức bộ máy, các công việc được triển khai quyết liệt, chủ động với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” và phương châm “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”. Đến thời điểm này cả nước đã cơ bản định hình xong mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng địa phương theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót các chức năng, nhiệm vụ theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Bám sát chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Cà Mau triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy đúng tiến độ đề ra, đảm bảo chặt chẽ, thận trọng, phù hợp thực tiễn của tỉnh nhà. Quá trình thực hiện, tỉnh quán triệt nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động được ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, khoảng trống về địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, của người dân”.

Đến nay, Cà Mau đã cơ bản hoàn thành thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy. Sau khi sắp xếp, bước đầu giảm 10 đầu mối cấp tỉnh (gồm 1 đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ; giảm 6 sở, ban, ngành và 3 đơn vị sự nghiệp); các tổ chức bên trong ở cấp tỉnh giảm 35 phòng, ban và tương đương; cấp huyện, giảm 42 phòng, ban và tương đương. Theo đó, từng cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, sắp xếp bộ máy theo hướng giảm đầu mối bên trong và có lộ trình giảm biên chế theo quy định. Công việc chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị vận hành ổn định, đảm bảo giải quyết kịp thời các yêu cầu, hồ sơ, thủ tục đối với người dân và doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tặng hoa chúc mừng và ghi nhận sự đóng góp của các đồng chí xin nghỉ trước tuổi.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tặng hoa chúc mừng và ghi nhận sự đóng góp của các đồng chí xin nghỉ trước tuổi.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là một dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra một trang mới trong tổ chức lãnh đạo, quản trị khoa học, hợp lý và vận hành hiệu quả. Đây chính là nền tảng để bảo đảm rằng đất nước phát triển bền vững và toàn diện, phù hợp với các quy luật khách quan của thời đại”.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Ông Trần Thanh Khiêm, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nhận định: “Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, giữ lại những cán bộ có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực”.

Ông Trần Thanh Khiêm, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nhận định: “Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, giữ lại những cán bộ có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực”.

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sắp xếp lại tổ chức mà còn đánh giá, lựa chọn đúng cán bộ. Ông Trần Thanh Khiêm, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nhận định: “Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, giữ lại những cán bộ có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc cần thay thế kịp thời. Tuy nhiên công tác này đòi hỏi sự minh bạch, khoa học, tránh tình trạng đánh giá hình thức hoặc tiêu cực”.

Thực hiện tốt công tác này cũng đồng nghĩa với việc dẹp bỏ nạn con ông cháu cha, "một người làm quan cả họ được nhờ"; hướng đến bãi bỏ quy định “biên chế suốt đời”, tạo cơ chế “có vào, có ra, có lên, có xuống”, không ai có thể đứng yên trong vùng an toàn, không vị trí nào là bất biến, nhằm tạo nên một môi trường công bằng, lành mạnh để lựa chọn nhân tài, đào thải người không xứng đáng. Việc gắn vai trò, trách nhiệm cùng với đãi ngộ tương xứng cũng sẽ tạo ra động lực giải phóng năng lực, sức sáng tạo, khả năng đóng góp của mỗi cá nhân cho xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, công việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong từng tổ chức. Do đó, cần phải có sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của từng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2025-2030, toàn tỉnh có 460 trường hợp xin nghỉ hưu trước tuổi và xin thôi việc theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (cấp tỉnh là 315 trường hợp, cấp huyện là 145 trường hợp); trong đó giám đốc sở và tương đương 2 trường hợp, phó giám đốc sở và tương đương 1 trường hợp, trưởng phòng và tương đương 31 trường hợp, phó phòng và tương đương 66 trường hợp. Điều này nhằm thể hiện sự ủng hộ, nhất trí cao với chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng, tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị thuận lợi trong sắp xếp cán bộ.

Viết đơn tự nguyện nghỉ chế độ trước tuổi khi còn gần 7 năm công tác, ông Lưu Quang Nhựt, Trưởng phòng Đoàn thể và các Hội (Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ) bộc bạch: “Tôi nghĩ rằng việc xin lui về sớm cũng là trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay, để dành cơ hội phát triển cho những cán bộ trẻ hơn, có năng lực, trình độ, có điều kiện để phát huy, cống hiến tốt hơn. Tôi kỳ vọng, tin tưởng người được giao giữ trọng trách mới, đội ngũ trẻ kế cận sẽ tạo sự bứt phá”.

Ông Lưu Quang Nhựt, Trưởng phòng Đoàn thể và các Hội (Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ) bộc bạch: “Tôi nghĩ rằng việc xin lui về sớm cũng là trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, để dành cơ hội phát triển cho những cán bộ trẻ hơn”.

Ông Lưu Quang Nhựt, Trưởng phòng Đoàn thể và các Hội (Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ) bộc bạch: “Tôi nghĩ rằng việc xin lui về sớm cũng là trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, để dành cơ hội phát triển cho những cán bộ trẻ hơn”.

Với sự quyết liệt và thần tốc của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, đã có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý thay đổi nơi làm việc, thậm chí xuống cấp hoặc rời chức vụ đang đảm nhiệm. Nhiều công chức, viên chức sẽ phải thích ứng với vị trí mới, nhiệm vụ mới, nơi làm việc mới, có khi phải dừng làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồ Hải yêu cầu: “Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan theo tinh thần việc chọn người, không để chảy máu chất xám, không để phát sinh những vấn đề phức tạp gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến việc chung”.

Công việc chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị vận hành ổn định, đảm bảo giải quyết kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ. Ảnh: Sở Dân tộc và Tôn giáo Cà Mau.

Công việc chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị vận hành ổn định, đảm bảo giải quyết kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ. Ảnh: Sở Dân tộc và Tôn giáo Cà Mau.

Và điều tiên quyết mà vị nguyên lãnh đạo tỉnh, ông Trần Thanh Khiêm, đúc rút, cuộc cách mạng lần này là sự thay đổi về tư duy, về nhận thức trong bối cảnh mới, thời đại mới. Nên việc đào thải cán bộ không đủ sức đảm đương nhiệm vụ yêu cầu là tất yếu. Hơn hết mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải giữ vững niềm tin, bản lĩnh và linh hoạt thay đổi bản thân, coi đây là cơ hội để tự làm mới mình, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.

Sự quyết tâm và đồng thuận trong thực hiện công cuộc cải cách rộng lớn và then chốt này sẽ tạo nền móng vững chắc, khơi dậy tinh thần phấn chấn và lòng tin yêu của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo sự đoàn kết, đồng lòng trong toàn dân tộc, cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội ổn định và vững mạnh hơn.

Mộng Thường - Hải Nguyên

Bài 2: Chọn tâm – thế đúng

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.