ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 18:32:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tận dụng cá tạp làm mắm, phụ nữ Mai Hoa nhàn hạ vượt khó

Báo Cà Mau (CMO) Tận dụng lợi thế sẵn có ở địa phương, chị em phụ nữ ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân thành lập tổ làm mắm, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Qua đôi bàn tay khéo léo của các chị, từ nguồn cá tạp dồi dào, nhiều loại mắm ngon ra đời.

Tổ làm mắm ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân được thành lập năm 2016 với 10 thành viên. Từ chỗ làm đơn lẻ theo hình thức hộ gia đình, giờ đây chị em tham gia vào tổ được học hỏi kinh nghiệm, giúp nhau trong việc sơ chế, chọn lựa nguyên liệu đầu vào. Giá cá nguyên liệu dao động từ 7.000-8.000 đồng/kg. Cá được ủ muối 10 ngày, sau khi làm sạch trộn với thính (gạo hoặc nếp rang vàng, xay mịn) để 1 tháng là ăn được. Thính được chị em tự làm với bí quyết riêng nên đảm bảo chất lượng và có mùi thơm đặc trưng.

Các thành viên  tổ làm mắm ấp Mai Hoa sơ chế cá nguyên liệu.

Theo các chị, cứ 4 kg cá nguyên liệu thì được 2 kg mắm. Mỗi tháng tổ làm mắm ấp Mai Hoa cung cấp ra thị trường 2 tấn mắm các loại như: mắm cá mồng gà, mắm cá lù đù…, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở địa phương và chợ Đầm Dơi hoặc được mua làm quà biếu. Với giá bán 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng mỗi chị có thu nhập vài triệu đồng.

Tham gia tổ làm mắm, chị em còn được hỗ trợ vốn từ nguồn quỹ tiết kiệm xoay vòng của tổ. Với hình thức mỗi tháng đóng góp 100.000 đồng/chị, luân phiên xét cho chị khó khăn vay trước. Có vốn, chị em có thêm tiền để mua cá về làm mắm, sản lượng tăng nên thu nhập ổn định.

Chị Huỳnh Thị Đèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo lại đông con, cho biết: “Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, nhờ được tổ cho mượn vốn xoay vòng, tôi có tiền mua thêm cá về làm mắm, kiếm thêm thu nhập, cuộc sống đỡ hơn trước kia".

Chị Trịnh Cẩm Hường, thành viên tổ làm mắm ấp Mai Hoa, bộc bạch: “Giá cá nguyên liệu từ 7.000-8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình".

 “Tuy sản xuất có hiệu quả và thu nhập ổn định nhưng khó khăn hiện nay của chị em là đầu ra sản phẩm không ổn định, muốn mở rộng đầu tư lại thiếu vốn. Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ đề xuất với cấp trên hỗ trợ thêm vốn để giúp chị em có điều kiện để sản xuất, xây dựng thương hiệu làng mắm ấp Mai Hoa", Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Huân Nguyễn Thị Diễm cho biết.

Cùng với các nghề khác, làm mắm đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, để nghề mắm ấp Mai Hoa thật sự phát triển, rất cần sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cũng như định hướng đầu ra cho sản phẩm từ chính quyền địa phương để người dân yên tâm sản xuất./.

Cẩm Ngân

Bể cá mini giá rẻ Bể cá mini

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).