ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 00:22:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tận dụng thời cơ để bứt phá

Báo Cà Mau Là một tỉnh thuần nông, Cà Mau có diện mạo nông nghiệp phát triển khá toàn diện cả ngư - nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, thế mạnh lớn nhất của tỉnh là ngư nghiệp do môi trường thuận lợi đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc sản mang đậm nét Cà Mau, nhất là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh,  nhận định, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng trong nước và thế giới, thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ. Cụ thể, tỉnh đã tập trung khuyến khích người dân tại những vùng đủ điều kiện phát triển sản xuất theo các quy trình để cho ra sản phẩm xanh - sạch, trong đó có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và hợp tác với nông dân để xây dựng những vùng sản xuất hữu cơ.

Xu hướng nông nghiệp hữu cơ ngày càng thể hiện rõ trên địa bàn tỉnh, nhất là khi hiện nay đã có khoảng 10 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản phối hợp với nông dân xây dựng vùng sản xuất hữu cơ hơn 20.000 ha, hiện tỉnh đang mở ra sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ ở các lĩnh vực khác.

Nhiều vùng chuyên canh hoa màu của huyện Trần Văn Thời đang chuyển dịch dần theo hướng hữu cơ.

Ông Lê Văn Sử chia sẻ, Cà Mau có đa dạng vùng sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp. Do đó, thời gian qua, với vùng sinh thái mặn, tỉnh định hướng phát triển hữu cơ theo hướng tôm - rừng. Ðối với vùng sinh thái lợ, mà đặc biệt là nơi canh tác theo mô hình lúa - tôm, thì điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Cà Mau đã xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ cho cả đối tượng con tôm và cây lúa, có hơn 500 ha được chứng nhận ASC, và có thể nhân rộng trên diện tích hơn 40.000 ha của toàn tỉnh.

Dù đã có bước phát triển, tuy nhiên, để sản xuất được sản phẩm hữu cơ là điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, từ điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng cho đến việc tuân thủ đầy đủ các quy trình kỹ thuật, đến liên kết và cả các điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất... Hầu như những điều kiện này đều đang gây khó cho nền nông nghiệp của tỉnh.

 Ông Lê Văn Sử chỉ rõ, khó khăn đầu tiên là sự hợp tác của người nông dân. Do tập quán sản xuất của tỉnh là nhỏ lẻ nên việc áp dụng đồng bộ và nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trên cả một vùng theo hướng hữu cơ là vô cùng khó. Ngoài ra, liên kết trong sản xuất cũng là rào cản lớn thứ hai. Bởi muốn có sản phẩm hữu cơ phải có nguyên liệu, con giống từ đầu vào đến đầu ra, các dịch vụ phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Khó khăn được xem là lớn nhất là hạ tầng phục vụ vùng sản xuất. Ðể tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt theo hướng hữu cơ đòi hỏi hạ tầng phải hoàn chỉnh, trong khi đó hầu hết các vùng nông nghiệp của tỉnh hiện nay  trong tình trạng đầu tư dang dở.

Thực tế đã qua, không chỉ chính quyền địa phương, các ngành, lĩnh vực đều nhận thấy liên kết là yếu tố đặc biệt quan trọng trong sản xuất hữu cơ nói riêng và tạo đột phá cho cả nền nông nghiệp nói chung. Theo đó, thời gian qua, có rất nhiều mô hình liên kết được triển khai trên địa bàn tỉnh với nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận kết quả không như kỳ vọng, các liên kết này rất dễ bị đứt gãy. Ông Lê Văn Sử nhận định, đây là việc khó, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để có mô hình, cách làm chuẩn cho từng đối tượng sản xuất, cho từng vùng có đặc điểm khác nhau.

Nhằm thực hiện đạt các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh uỷ, HÐND tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động năm 2024. Theo đó, xác định rõ trên lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường thực hiện phương thức liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, trước tiên cần có hạ tầng đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Thời gian qua ngân sách Trung ương, địa phương đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, thế nhưng nhu cầu hiện vẫn còn rất lớn. Ðể tháo gỡ khó khăn này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng, ngoài nỗ lực thu xếp nguồn lực từ ngân sách, cần có cơ chế, chính sách để có thể huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng thuỷ lợi.

Cà Mau đang tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng để tạo điều kiện bứt phá cho nền kinh tế.  (Ảnh chụp công trình nâng cấp tuyến đường Rau Dừa - Vàm Ðình, đoạn thuộc huyện Cái Nước, ngày 26/1/2024).

Với mục tiêu phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tỉnh đã và đang tiếp tục thực hiện quyết liệt các công trình, dự án kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình, dự án trọng điểm. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại với quy mô sản xuất hàng hoá lớn, hội nhập quốc tế. UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn cũng như chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh, tạo đột phá cho nền kinh tế./.

 

Song Nguyễn

 

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.