ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:09:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Báo Cà Mau Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và 2 huyện Trần Văn Thời, Thới Bình tham gia cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tỉnh Cà Mau thông tin về thời gian chính thức diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 là ngày 16/11/2024, sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch trước đó.

Theo đó, các hoạt động của toàn bộ chuỗi sự kiện cũng sẽ được triển khai sớm hơn so với kế hoạch đã đề ra. Trong đó, chương trình cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm giữa 3 địa phương: Cà Mau - Thanh Hoá - Hải Phòng sẽ diễn ra vào 20 giờ 10 phút ngày 16/11/2024 trên sóng Đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa phương.

Đối với các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PETROVIETNAM, Ngày Hội thả diều nghệ thuật, Hội chợ thương mại, Hội thảo khoa học… Đặc biệt, các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết tại 2 xã Trí Lực và Trí Phải, huyện Thới Bình cũng sẽ được triển khai sớm hơn.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương có liên quan đã báo cáo sơ bộ tiến độ các công trình, phần việc đã thực hiện trong chuỗi sự kiện. Theo đó, lãnh đạo tỉnh nhắc nhở các đơn vị nhiều nội dung trọng tâm từ khâu nội dung đến công tác hậu cần. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cụm tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời để bàn giao đơn vị sử dụng, xây dựng sân khấu, phải đảm bảo hạ tầng khu vực tổ chức sự kiện.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuỗi sự kiện.

Đặc biệt là chương trình cầu truyền hình trực tiếp, phải phối hợp với Đài VTV1 hoàn thiện về nội dung, chương trình. Theo đó, đảm bảo cả về hạ tầng viễn thông, cung cấp điện trong suốt quá trình diễn ra sự kiện.

Ngoài ra, phải đảm bảo an ninh trật tự chặt chẽ khu vực diễn ra sự kiện, phân luồng, phân tuyến giao thông hợp lý; đảm bảo hạ tầng, mỹ quan tuyến đường, khu vực dẫn vào sự kiện.

Về các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết, lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo thời gian khởi động phải rút lại sớm hơn. Trong đó, thi công đảm bảo công trình Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam và mộ Má sảnh xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông Cà Mau tăng tốc hoàn thiện cụm tượng đài, bàn giao để đơn vị sử dụng xây dựng sân khấu, chuẩn bị tổ chức sự kiện.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại lưu ý: “Cần rà soát từng đầu mối các phần việc từ khâu nội dung đến hậu cần, đảm bảo thực hiện thật chặt chẽ. Tăng tốc hoàn thiện các hạng mục, công trình diễn ra sự kiện. Các hoạt động trong chuỗi điều chỉnh thời gian, vị trí tổ chức cho phù hợp. Trong đó, các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết, cùng ăn, cùng ở với dân, phải đảm bảo mục tiêu tạo sinh khí cả tuyến dân cư, gắn kết tình quân dân. Đảm bảo toàn bộ chuỗi sự kiện diễn ra chu đáo, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, lan toả tinh thần, ý nghĩa sự kiện đến với toàn thể Nhân dân.

Hồng Nhung

 

 

 

 

 

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. 

Lịch sử vọng vang

Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Ðông Dương được ký kết (20/7/1954), Cà Mau được chọn là 1 trong 3 khu vực tập kết, chuyển quân của lực lượng cách mạng ở Nam Bộ với thời hạn 200 ngày. Sau 70 năm, với độ lùi của thời gian, sự kiện tập kết ở Cà Mau đã được đánh giá, khẳng định ngày càng toàn diện, thấu đáo về tầm vóc, ý nghĩa, vai trò hết sức đặc biệt trong tiến trình lịch sử cách mạng của địa phương, Nam Bộ và đất nước.