ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 03:11:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài 1: Hành trình khó nhọc

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển cùng hàng trăm cửa sông thông ra biển đã hình thành nên nhiều khu vực đô thị sầm uất. Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc, Khánh Hội… từ lâu đã trở thành những điểm nhấn độc đáo trong bức tranh tổng thể của mảnh đất cuối trời cực Nam. Ở đó, biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Việc tập trung khai thác, kết nối để các đô thị ven biển phát triển nhanh, bền vững và độc đáo đang được tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai.

Bài 1: Hành trình khó nhọc

“Hoang vu” là từ mà những ngư dân dùng để miêu tả vùng đất ven các cửa biển những ngày đầu khai phá. Để biến những nơi gần như không có gì này thành các trung tâm đô thị ven biển sầm uất như hiện nay là một hành trình vô cùng gian nan nhưng rất đỗi tự hào của người dân và chính quyền các cấp.

Không chỉ các cửa biển lớn, trung tâm mà các khu vực ven biển khác trên địa bàn tỉnh đều phát triển nhanh trong khoảng chục năm qua. Tiến trình đô thị hoá không chỉ diễn ra tại các cửa biển hạt nhân mà còn lan rộng ra các vùng nông thôn xung quanh. Hình hài của đô thị ven biển đang dần hiện rõ, mở ra bước phát triển mới cho ngư dân ngày đêm bám biển.

Hạ tầng khu vực thị trấn Sông Đốc đang được đầu tư với nhiều dự án trọng điểm.

Từ con số 0

Cửa Sông Đốc, nơi đổ ra biển của con sông bắt nguồn từ ngã ba Cái Tàu - Sông Trẹm. Nhìn những nhà máy, xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh và cả những ngôi nhà cao tầng… san sát nhau nối thành một dãy dọc dài hai bên bờ sông Ông Đốc, ít ai nghĩ rằng nơi đây hơn 40 năm về trước là vùng đất hoang vu. Như bao cửa biển khác, Sông Đốc bắt đầu từ một xóm nhỏ chỉ với vài chục căn nhà của ngư dân làm nghề khai thác ven biển.

Ông Nguyễn Văn Quân, Khóm 3, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, bồi hồi nhớ lại: "Cách nay khoảng 40-50 năm, cửa biển này vẫn còn là vùng đất hoang vu, vắng lặng. Dọc theo bãi biển chỉ có vài chục mái nhà, nói là nhà nhưng đúng hơn chỉ là những căn chòi để ngư dân tá túc sau các chuyến khai thác. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn trăm bề. Dần dần ăn nên làm ra, bà con đưa nhau về đây tìm kế mưu sinh ngày một đông đúc hơn. Đến nay phố xá sầm uất, tàu ghe tấp nập, doanh nghiệp, công ty san sát nhau".

Cũng như cửa biển Sông Đốc, khu vực cửa biển Cái Đôi Vàm của huyện Phú Tân cũng xuất phát điểm từ con số 0 tròn trĩnh. Với ông Huỳnh Hiếu Trường, người sinh ra, lớn lên và gần như đã dành hết cuộc đời mình để cống hiến cho xứ biển này thì Cái Đôi Vàm hôm nay đã thật sự lột xác.

Một góc cửa biển Cái Đôi Vàm.

Thị trấn Cái Đôi Vàm đã trở thành một phần ký ức không thể quên của vị cán bộ đã hơn 30 năm tuổi Đảng này. Ông kể, trước đây chủ yếu là thắp đèn dầu, còn đường sá thì hoàn toàn lộ đất đen. Đến những năm 1990-1992, từ trụ sở cơ quan lội bộ đến chợ chỉ vài trăm mét mà không dám đi. “Nhớ nhất là cảnh đi họp hội, nếu đi họp hội trên huyện Cái Nước phải bắt đầu đi từ 3 giờ sáng và về đến nhà cũng ít nhất 10 giờ đêm”, ông Trường nhớ lại.

Là cán bộ trẻ thuộc thế hệ 8X, nhưng ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm có không ít kỷ niệm với mảnh đất này. Do nhà ở huyện Cái Nước, khi tách huyện về đây công tác dù chỉ khoảng 30 cây số, nhưng mỗi chuyến đi về cũng mất hơn 2 giờ đồng hồ. Sau mỗi chuyến đi, từ đầu đến chân và xe cộ đều đỏ tươi, do đường còn trải đất đỏ.

Từ những xóm chài nhỏ Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển hay Khánh Hội, huyện U Minh…, qua thời gian, những căn chòi, căn nhà tạm bợ bằng cây lá địa phương đã được thay thế bằng nhà máy, xí nghiệp, công ty và những căn nhà tường khang trang, hình thành nên những trung tâm kinh tế sầm uất ven biển.

Đến đô thị văn minh

“Từ năm 2000 đến nay, kinh tế, xã hội, hạ tầng của thị trấn Cái Đôi Vàm phát triển vượt bậc, nhất là điện, đường, trường, trạm, thu nhập đầu người", ông Huỳnh Hiếu Trường nhận định..

Như bao đô thị ven biển khác, kinh tế mũi nhọn của thị trấn Cái Đôi Vàm vẫn là khai thác và nuôi thuỷ sản. Với hơn 1.000 ha nuôi thuỷ sản theo nhiều loại hình nuôi cùng 272 phương tiện hành nghề khai thác trên biển, thị trấn Cái Đôi Vàm đang dọn mình tiến tới đạt chuẩn đô thị văn minh. Ông Yên chia sẻ, thị trấn đang tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân. Bởi nguồn lực chính để xây dựng đô thị đạt chuẩn văn minh là từ người dân, do đó thị trấn tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất”.

Mục tiêu đề ra là đến cuối năm 2022, thị trấn Cái Đôi Vàm đạt chuẩn đô thị văn minh. Hiện nay, qua rà soát thị trấn còn 8 tiêu chí chưa đạt. Ông Yên cho biết thêm, những nội dung tiêu chí phải thực hiện hoàn thành đến cuối năm để đạt chuẩn văn minh tương đối nhẹ, chỉ còn một tiêu chí mà thị trấn không thể chủ động là thêm 1 trường đạt chuẩn quốc gia. Thị trấn đã xây dựng kế hoạch rất chi tiết, cụ thể cho nội dung của từng khóm.

Tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp”; “Sáng - xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự”; “Sáng - sạch - đẹp, vệ sinh môi trường”… là những mô hình mà thị trấn đang tập trung xây dựng cho từng tuyến đường, từng khóm để tiến tới đô thị văn minh.

Thị trấn Rạch Gốc cũng đang trong giai đoạn dọn mình hướng tới đô thị văn minh. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ngọc Hiển đã ban hành Nghị quyết số 04 về xây dựng thị trấn Rạch Gốc đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2021-2022 và những năm tiếp theo. Đến nay, thị trấn Rạch Gốc đạt 2/9 tiêu chí, 34/52 nội dung của đô thị văn minh. Kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên, nếp sống văn minh từng bước được hình thành, diện mạo đô thị phát triển ngày càng rõ nét…

Sông Đốc là 1 trong 3 đô thị động lực mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định sẽ tập trung đầu tư để trở thành một trong các đột phá chiến lược. Hiện nay, thị trấn Sông Đốc đã đạt 3 trong số 5 tiêu chí với 41/60 tiêu chuẩn của một đô thị loại III. Tuy nhiên, theo ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nếu căn cứ vào các tiêu chí của thị trấn đảo (Sông Đốc được Thủ tướng Chính phủ công nhận thị trấn đảo ngày 9/11/2017) thì hiện nay đô thị Sông Đốc đảm bảo các điều kiện để trở thành đô thị loại III.


Trong kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của tỉnh cũng đã đề ra mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị Sông Đốc trở thành đô thị loại III vào năm 2025. Ưu tiên đầu tư các cụm kinh tế ven biển Tân Thuận, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm, Đá Bạc, Khánh Hội. Đến năm 2030, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng ven biển được nâng cao, đảm bảo thu nhập ổn định, bình quân đầu người cao hơn mức thu nhập bình quân của tỉnh.


 

Nguyễn Phú

Bài 2: PHÁT SINH NHIỀU BẤT CẬP

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.