ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 12:33:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài cuối: Hướng tới phát triển “xanh”

Báo Cà Mau (CMO) Hoà cùng xu thế phát triển của cả nước cũng như trên thế giới, phát triển kinh tế biển theo hướng “xanh” đang là hướng đi mà tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực để thực hiện. Trong đó, bên cạnh chuyển đổi các loại hình khai thác biển thì tập trung đầu tư, chỉnh trang các đô thị ven biển, phát triển các dịch vụ du lịch, kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.

Với lợi thế bờ biển dài, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hoá đặc sắc…, loại hình đô thị du lịch nghỉ mát, sinh thái và cả tâm linh là phù hợp và đặc trưng trong hệ thống đô thị biển của tỉnh.

Tập trung phát triển hạ tầng

Bên cạnh mũi nhọn là kinh tế biển trong nhiều năm qua, Sông Ðốc còn được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan cùng nhiều di tích văn hoá, lịch sử, đảo gần bờ và các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống… để phát triển du lịch sinh thái ven biển. Trong chuyến làm việc mới đây tại huyện Trần Văn Thời, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định, việc phát huy tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển tại cửa Sông Đốc và khu vực thị trấn Sông Đốc hiện nay còn chậm. Chậm trong quy hoạch, chậm trong bố trí, sắp xếp hạ tầng để Sông Đốc trở thành địa phương trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh.

Để phát huy tiềm năng của khu vực Sông Đốc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đô thị ven biển phát triển. Cụ thể, tuyến đường bờ Nam Sông Đốc nối đến Quốc lộ 1 đã đưa vào khai thác, tuyến đường trục Đông - Tây hiện đang được triển khai đầu tư, khi hoàn thành sẽ nối liền cửa biển Sông Đốc đến cửa biển Gành Hào, đang triển khai cầu qua sông Ông Đốc với tổng mức đầu tư hơn 640 tỷ đồng… Ngoài ra, tại Sông Đốc đã và đang hình thành khu công nghiệp bờ Bắc với quy mô tương đương 50 ha và bờ Nam cũng đang thực hiện các thủ tục cần thiết để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp… Đây là những dự án rất quan trọng để đô thị Sông Đốc phát triển mạnh trong thời gian tới.

Nhiều dự án trọng điểm về kinh tế, hạ tầng được triển khai thực hiện, thúc đẩy đô thị Sông Đốc phát triển mạnh trong tương lai. Ảnh: DUY KHẢI

Với mong muốn đưa thị trấn Sông Đốc trở thành đô thị ven biển phát triển nhanh, bền vững, đúng quy hoạch, thật sự trở thành đô thị động lực của tỉnh, ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, kiến nghị, các sở, ngành chuyên môn sớm hoàn thành quy hoạch chung đô thị Sông Đốc làm cơ sở để địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chỉnh trang đô thị. Đồng thời, tiếp tục bổ sung danh mục đầu tư, cũng như triển khai một số dự án trọng điểm để nâng cấp đô thị Sông Đốc. Cụ thể như: đường giao thông kết hợp với kè hai bên bờ sông Ông Đốc; xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải đô thị; khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển bờ Bắc Sông Đốc, khu du lịch tâm linh; cảng tổng hợp; cảng biển Sông Đốc… sớm đưa Sông Đốc trở thành thị xã.

Để tiến tới đạt tiêu chuẩn đô thị văn minh, thị trấn Rạch Gốc cũng như Cái Đôi Vàm đang triển khai nhiều dự án quan trọng để chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, chia sẻ, hiện nay hạ tầng trong khu vực thị trấn khá cơ bản, hầu như tất cả các tuyến dân cư đã có lộ bê-tông đảm bảo việc lưu thông và có 70% tuyến đường trong nội ô thị trấn có thể đi lại bằng xe ô-tô. Tuy nhiên, để thị trấn Cái Đôi Vàm phát triển nhanh và bền vững, cần tiếp tục được đầu tư hạ tầng giao thông, trường học, nhất là tuyến đường trên trục đê biển Tây để kết nối với các đô thị ven biển khác, tạo sự liên hoàn, thúc đẩy kinh tế biển phát triển.

Tại khu vực thị trấn Rạch Gốc, các công trình công cộng, công trình về hành chính, văn hoá - xã hội và hạ tầng đô thị trên địa bàn trung tâm thị trấn cũng đang được triển khai và mời gọi đầu tư, nhất là việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông; hệ thống điện chiếu sáng... Nhiều tuyến đường trong khu vực thị trấn đã được nâng cấp, mở rộng tạo diện mạo đô thị Rạch Gốc.

Sự chung sức, đồng lòng từ dân

Ngoài đầu tư của Nhà nước, để đạt và nâng chất đô thị văn minh đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của người dân. Ông Trần Quốc Yên, chia sẻ: "Chúng tôi đang tập trung giúp người dân phát triển kinh tế, nhất là 2 lĩnh vực mũi nhọn của thị trấn là khai thác và nuôi thuỷ sản. Theo đó, thị trấn đang tập trung hướng dẫn người dân về khoa học kỹ thuật, lịch mùa vụ, quy trình nuôi... Hướng người dân chuyển đổi để tiến tới nghề khai thác bền vững, ít tác động đến nguồn lợi thuỷ sản. Kinh tế người dân phát triển thì việc nâng chất đô thị sẽ thuận tiện hơn”.

Thị trấn Sông Đốc thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư

Để tiếp tục nâng cấp và chỉnh trang đô thị, ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho rằng, sẽ thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và trật tự xây dựng. Thị trấn sẽ tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân, hộ gia đình xây dựng, nâng cấp nhà cửa đảm bảo đúng quy định để góp phần chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị. Tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư các dự án thương mại dịch vụ, nhà ở, triển khai các khu tái định cư để sắp xếp ổn định dân cư đối với các hộ khó khăn về đất ở, nhà ở. Tập trung quản lý trật tự xây dựng về chỉ giới, lộ giới; tiếp tục duy trì và cương quyết xử lý để không có mái che lấn chiếm hành lang, vỉa hè.

Để đạt mục tiêu đến năm 2045 đưa tỉnh Cà Mau trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực ĐBSCL, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh… trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn rất nhiều việc cần được triển khai, thực hiện. Trong đó, việc đầu tư hình thành hệ thống giao thông liên hoàn từ Đông sang Tây và kết nối với đường ven biển của các tỉnh lân cận, sẽ là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại đô thị ven biển nói riêng và của tỉnh Cà Mau nói chung.


Nói về phát triển đô thị Sông Đốc, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo, ngoài quy hoạch phát triển đô thị Sông Đốc trong tương lai, cần có chương trình phát triển đô thị với kế hoạch chi tiết, hạ tầng đô thị. Cụ thể, năm nào làm cái gì? Ai làm? Nguồn lực ra sao? Phải làm từng bước, từng bước một. Quy hoạch phải tạo ra được cú hích từ việc làm tốt về hạ tầng, phát triển các dịch vụ... để Sông Đốc phát triển xứng tầm với tiềm năng, phải là điểm nhấn kinh tế biển của toàn tỉnh.


 

Nguyễn Phú

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.