ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 07:22:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo sức bật từ nguồn vốn khuyến công

Báo Cà Mau Nhiều năm qua, từ nguồn vốn “mồi” thuộc chương trình khuyến công của tỉnh đã giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn TP Cà Mau đầu tư cải tiến trang thiết bị, máy móc sản xuất. Từ đó, vừa góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Phát 2, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau là đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí khuyến công tỉnh năm 2022 thông qua Ðề án Hỗ trợ máy móc tiên tiến trong xay xát gạo (gọi tắt là máy tách màu gạo). Theo đó, máy tách màu gạo có vốn đầu tư là 860 triệu đồng, doanh nghiệp được hỗ trợ 210 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng.

Theo chia sẻ của ông Trịnh Chí Vĩ, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Phát 2, quy trình xay xát gạo đạt tiêu chuẩn cần trải qua các bước như: bóc vỏ hạt (xay xát), phân chia hỗn hợp sau bóc vỏ, xát trắng gạo, tách màu gạo và đóng gói. Trong đó, máy tách màu gạo là thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong dây chuyền chế biến gạo. Thiết bị này giúp tự động hoá quá trình phân loại hạt gạo kém chất lượng ra khỏi thành phẩm. Ðồng thời, chọn lọc ra những hạt gạo đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

Sau khi Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Phát 2 được hỗ trợ máy tách màu gạo thì việc phân loại hạt gạo dễ dàng hơn. Máy đã loại bỏ những hạt gạo bị đen, vàng, gạo nửa trấu hay gạo bị lẫn tạp chất. Ðiều này đảm bảo chất lượng của hạt gạo luôn cao nhất trong sản xuất, chế biến và cạnh tranh, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ đó, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng xay xát gạo và gia công tách màu gạo của khách hàng.

Chất lượng gạo tại Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Phát 2, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đạt chuẩn nhờ được trang bị hệ thống máy tách màu gạo từ Ðề án Khuyến công tỉnh.

Ông Huỳnh Hữu Lực, cơ sở giết mổ Thuý Lực, Khóm 2, Phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, cho biết, cơ sở giết mổ Thuý Lực được thành lập từ năm 2013. Nhiều năm trước, nước thải sinh ra từ hoạt động giết mổ của cơ sở phải thu gom thủ công gây tốn kém, ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, năm 2022, cơ sở được tiếp sức 118 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công của tỉnh để cải tiến hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải sinh ra từ hoạt động giết mổ hoàn toàn được xử lý triệt để. Ðây là điều kiện thuận lợi để cơ sở mở rộng việc kinh doanh nhờ đảm bảo vệ sinh thú y...

Chất thải từ hoạt động giết mổ của cơ sở giết mổ Thuý Lực, Khóm 2, Phường Tân Xuyên, TP Cà Mau được kiểm soát nhờ được hỗ trợ hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Phó trưởng phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho biết, theo thống kê của Phòng Kinh tế thành phố, giai đoạn 2020-2023, trên địa bàn TP có 4 công ty, cơ sở, doanh nghiệp được hưởng lợi từ Ðề án Khuyến công tỉnh, tổng kinh phí được hỗ trợ 685 triệu đồng. Cụ thể, năm 2020, Ðề án Khuyến công tỉnh hỗ trợ dây chuyền sản xuất rượu cho Công ty TNHH Nguyễn Gia, Phường 8; năm 2022, hỗ trợ ứng dụng máy móc cho 2 cơ sở đã đề cập; năm 2023, hỗ trợ hệ thống máy tách màu, phân kích cỡ sản xuất gạo sạch cho Công ty TNHH Thuận Xương, Khóm 8, Phường 7.

Qua ghi nhận thực tế, đa phần các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế nên rất khó đổi mới, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Ðội ngũ cộng tác viên hoạt động trong lĩnh vực khuyến công địa phương đa số công tác tại Phòng kinh tế, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chất lượng hoạt động khuyến công không cao. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được cấp hằng năm cho hoạt động khuyến công ít và mức hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh thấp nên việc thu hút đối tượng thụ hưởng còn nhiều hạn chế.

Ông Trịnh Chí Vĩ mong muốn, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ các nguồn vốn để cơ sở ông thay thế một số dây chuyền, máy móc có tuổi thọ hơn 10 năm đã xuống cấp. Nếu máy móc được cải tiến, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh thị trường, hướng tới thị trường xuất khẩu gạo.

Ðể hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, TP Cà Mau cũng đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong thời gian ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong đó, sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp...

 

Bích Lệ

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.