ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 17:33:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung xuống giống dứt điểm vụ lúa đông xuân

Báo Cà Mau

Ðể sản xuất thắng lợi vụ lúa đông xuân, nông dân đã và đang tích cực chuẩn bị cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng và thực hiện các khuyến cáo của ngành chức năng để phòng tránh các rủi ro do thiên tai và điều kiện sản xuất bất lợi có thể gây ra...

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi kiểm tra công tác vận hành các trạm bơm phục vụ sản xuất vụ lúa đông xuân. Ảnh: C.L

Nông dân tích cực chuẩn bị mùa vụ

Tình hình sản xuất vụ thu đông năm nay có nhiều thuận lợi khi thời tiết chuyển mùa không nắng gay gắt hoặc chuyển lạnh đột ngột mà trong ngày thường có khoảng thời gian dịu nắng, nền nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao, cộng với giá lúa duy trì ở mức cao, tạo động lực cho nông dân trong đầu tư, phát triển sản xuất. Việc cơ giới hóa trong sản xuất vừa giúp nông dân đỡ vất vả vừa nâng cao năng suất, chất lượng. Ông Nguyễn Văn Phú (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) chia sẻ: “Trước đây tôi thường sạ lúa bằng tay nhưng năm nay tôi gieo sạ bằng máy bay không người lái. Phương pháp mới này không chỉ giúp giảm hao hụt lượng lúa giống mà cây lúa phát triển rất tốt”.

Vụ lúa đông xuân rất quan trọng đối với nông dân trong tỉnh, bởi đây là vụ mùa chi phối trực tiếp đến lịch thời vụ của các vụ sau nên thời gian xuống giống và chọn giống được bà con tính toán rất kỹ. Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng tăng cùng nhiều điều kiện thời tiết và thủy văn diễn biến phức tạp, hạn hán và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra, kết hợp với triều cường dâng cao, giá nhiều loại vật tư đầu vào ở mức cao… Để giúp bà con giảm chi phí sản xuất ngay từ đầu vụ, Phòng NN&PTNT các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp với các tổ hợp tác, hợp tác xã vận hành tối đa các trạm bơm tập trung để tháo nước ra kênh lớn, tiến hành gieo sạ đồng loạt. Còn đối với các vùng trũng, thấp, chưa có trạm bơm, các địa phương cũng chủ động khuyến cáo để bà con có phương án bơm tát phù hợp, tránh tình trạng gieo sạ riêng lẻ dẫn đến việc bị chuột cắn phá và ngập úng cục bộ.

Quan tâm khuyến cáo, hướng dẫn nông dân

Cụ thể, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất và tăng cường các hoạt động khuyến cáo, hướng dẫn để nông dân và ngành Nông nghiệp các địa phương chuẩn bị tốt cho vụ mùa này. Đồng thời tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện giải pháp chủ động phòng tránh rủi ro và đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm. Khuyến cáo nông dân sử dụng giống cấp xác nhận trở lên, sử dụng cơ cấu giống lúa thơm, giống đặc sản như Ðài Thơm 8, Nàng Hoa 9, OM… và các giống lúa mới phù hợp với điều kiện địa phương, cho năng suất và chất lượng cao, đồng thời chống chịu được một số dịch hại quan trọng.

Vụ lúa đông xuân 2024 - 2025, Bạc Liêu có kế hoạch xuống giống 45.000ha. Theo đó, ngành Nông nghiệp các địa phương đã bố trí mùa vụ trên cơ sở khung thời vụ của tỉnh kết hợp với biện pháp “xuống giống né rầy, đồng loạt, tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng”, chỉ đạo không xuống giống kéo dài, không để trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa đan xen.

“Các địa phương cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp gieo sạ tập trung, không để xảy ra tình trạng nhiều trà lúa trong cùng một cánh đồng. Quan tâm thực hiện làm phẳng mặt ruộng kết hợp với đánh rãnh để chủ động áp dụng giải pháp ngập khô xen kẽ và phòng chống cỏ dại, ốc bươu vàng hiệu quả. Ðẩy mạnh áp dụng giải pháp bón lót vùi phân đầu vụ để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Ðặc biệt, trong tình hình thời tiết, thủy văn có nhiều diễn biến phức tạp hiện nay, nông dân và ngành Nông nghiệp các địa phương cần theo dõi chặt chẽ, nắm bắt kịp thời các thông tin dự báo mưa, bão, lũ và các khuyến cáo của ngành chức năng để chủ động sản xuất và phòng tránh thiệt hại cho lúa đông xuân”, ông Phạm Văn Mười - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, khuyến cáo.

Chí Linh

Bất cập quản lý thiết bị bay không người lái

Những năm gần đây, drone hay còn gọi là máy bay không người lái trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác quản lý. 

Mô hình tiền triệu giữa lòng đô thị hóa

Không chỉ là vùng đất ven đô đang đô thị hoá nhanh chóng, phường Lý Văn Lâm (TP Cà Mau cũ) còn nổi bật với những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, trồng dưa hấu trái vụ đang mở ra hướng đi mới, giúp nông dân nâng cao thu nhập, thích ứng linh hoạt với thị trường và biến đất trống thành đất sinh lời.

Xanh những mùa rau màu, ấm những mái nhà

Mùa bắp ngọt trên đất Phước Long

Từ trung tâm tỉnh Cà Mau, men theo tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, qua cầu Hoà Bình, thuộc ấp Mỹ I, xã Phước Long là đến xứ sở của bắp. Những ngày này, trên vùng đất ngọt hóa ấy, bắp đang vào vụ rộ. Những cánh đồng trải dài ngút mắt, xanh non đang “phất cờ” ngậm sữa, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch trĩu quả.

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.