ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 7-2-25 09:55:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thăm địa chỉ đỏ

Báo Cà Mau Di tích Hồng Anh Thư Quán (số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau) là một trong những di tích lịch sử hiếm hoi ghi dấu chặng đường cách mạng của người Cà Mau trước năm 1930. Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia ngày 4/8/1992.

Ngôi nhà “Hồng Anh Thư Quán” được xây dựng vào đầu thế kỷ XX dưới thời chủ quận Metaye người Pháp, là một căn trong dãy nhà lầu 2 tầng được làm nhà hàng, phòng ngủ có tên Á Châu. Trải qua thăng trầm thời gian, đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, vẹn nguyên giá trị lịch sử.

Ðoàn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tìm hiểu về các bậc tiền nhân tham gia hoạt động cách mạng, qua hình ảnh được trưng bày tại Di tích Hồng Anh Thư Quán.

Ðoàn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tìm hiểu về các bậc tiền nhân tham gia hoạt động cách mạng, qua hình ảnh được trưng bày tại Di tích Hồng Anh Thư Quán.

Chia sẻ về giá trị lịch sử của Di tích Hồng Anh Thư Quán, ông Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử, cho biết: "Tháng 1/1929, Chi hội Việt Nam thanh niên cách mạng ở Cà Mau được thành lập, với nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục ý thức cách mạng trong nông dân, công nhân, học sinh, trí thức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ. Trong phong trào đấu tranh đó, Chi hội mở hiệu sách “Hồng Anh Thư Quán” bán các loại sách báo tiến bộ đương thời được xuất bản tại Sài Gòn. Thực chất đây là bình phong cho phong trào dân chủ, là điểm hội họp của nhiều người yêu nước. Sau một thời gian hoạt động tích cực, Hồng Anh Thư Quán đã gây ảnh hưởng tư tưởng sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, tạo tiền đề chính trị cho sự ra đời của các cơ sở Ðảng Cộng sản sau này, với ý nghĩa là ngọn cờ tiên phong trong phong trào cách mạng tại Cà Mau".

Những kỷ vật được bảo quản kỹ lưỡng tại di tích Hồng Anh Thư Quán.

Những kỷ vật được bảo quản kỹ lưỡng tại di tích Hồng Anh Thư Quán.

Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán được tỉnh quan tâm, đầu tư tôn tạo, bảo tồn, tạo cảnh quan, trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng. Tại di tích, vào các dịp lễ kỷ niệm, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, các cán bộ, đảng viên, người dân, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên thường về đây để ôn lại truyền thống cách mạng của dân tộc, của quê hương Cà Mau.

Nơi đây là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Nơi đây là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), rất đông đoàn viên, thanh niên về thăm địa chỉ đỏ này.

Chị Mã Mỹ Khanh, giáo viên tiếng Anh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, chia sẻ: “Trước đây tôi cũng biết về Di tích Hồng Anh Thư Quán, nhưng chỉ biết rằng nơi đây là quán bán cà phê thời Pháp thuộc, nhưng giờ nghe bác Sáu Sơn kể thì biết rõ hơn. Càng hiểu nhiều, tôi càng tự hào hơn về lịch sử dân tộc và quý trọng, biết ơn sự hy sinh của các thế hệ ông cha cho nền độc lập, tự do hôm nay”.

Theo bạn Trịnh Minh Thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Chi đoàn Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh: “Thế hệ trẻ hôm nay ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của thế hệ đi trước. Tuy nhiên, cũng còn nhiều đoàn viên chưa hiểu sâu, nắm kỹ về lịch sử của tỉnh. Thế nên, với vai trò cán bộ Ðoàn, khi có điều kiện là tôi kết nối với các đơn vị để tổ chức hoạt động về nguồn, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của đơn vị”.

 

Kim Cương

 

Ba ông già tuổi tỵ

Ðó là ba ông già cùng làm ở Xưởng Quân giới (XQG) Cà Mau thời kháng chiến chống Mỹ. Nói về XQG này thì những người cùng thời, tham gia kháng chiến ở Cà Mau, hầu như ai cũng biết. Họ hay gọi là xưởng ông Ba Thợ Rèn (thường gọi là Ba Lò Rèn), vì ông Ba Thợ Rèn (Nguyễn Trung Thành) là người chịu trách nhiệm lập xưởng (đầu năm 1960) và rất nổi tiếng với việc sản xuất đạn pháo lăn-xà-bom, được tuyên dương anh hùng ngay đợt đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ (năm 1965); xưởng cũng hai lần được tuyên dương anh hùng.

Đi B

Nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Thể nằm trên đường Hoàng Diệu, Phường 2, TP Cà Mau. Gian trước dành một khoảng khiêm tốn làm phòng mạch, thỉnh thoảng có vài bệnh nhân quen tới khám. Kế trong là bàn tiếp khách. Khắp phòng treo khá nhiều tranh ảnh nghệ thuật. Một cây đàn trên giá. Khi không có bệnh nhân thì ông thường ôm đàn, phong cách rất nghệ sĩ, và ông cũng thích giao du với giới văn nghệ sĩ Cà Mau.

Những lá thư còn lại

Tự nhận mình có viết thư, biết cảm nhận cái nghĩa, cái tình qua những bức thư ấy, một thời là công cụ giao lưu tình cảm gia đình, đồng đội, bạn bè, có khi là cánh én báo hiệu tình yêu nảy nở. Còn vì một tiếc nuối khác, chiến tranh đã kết thúc 50 năm, sứ mệnh của những lá thư đó cũng đã chấm dứt vai trò cầu nối của mình, những lá thư còn được giữ lại như một kỷ vật quý báu, nếu được xếp ở một góc nhỏ trong bảo tàng, chỉ những chữ đề “Con gái thương yêu của mẹ"; "Anh Chín kính mến"; "Em thân yêu...” người xem dễ chạm vào xúc động, bâng khuâng.

Ăn Tết ở làng rừng

Tôi đang mở trường tư thục, dạy trên 150 học trò. Bí thư Chi bộ xã Lương Hoà là đồng chí Tư Tài, đem nghị quyết Tỉnh uỷ Bến Tre rút tôi về Ban Văn nghệ tỉnh. Chưa kịp thu xếp đi, thì má tôi (bà Hồ Thị Luỹ) ở Cà Mau qua tới. Má tôi chẻ trái chuối xiêm ra, đưa cho tôi lá thư ngắn của anh Hai Thống (Trần Hữu Vịnh, Bí thư xã Khánh Bình Tây, sau này là Phó bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) kèm theo mấy lời chú Chín Thép, Uỷ viên Thường vụ xã (viết chung ý là “Đám giỗ làm lớn cúng ông bà, chú phải về quê nhà để cúng ông bà báo hiếu”).

Về địa chỉ đỏ...

Những ngày giáp Tết, lực lượng đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh Cà Mau có chuyến về nguồn thăm các di tích lịch sử tiêu biểu

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.