ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 05:19:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thành phố Cà Mau năng động phát triển- Bài 3: Chính quyền phục vụ Nhân dân

Báo Cà Mau (CMO) Thế chân kiềng phát triển của TP Cà Mau là sự hoà quyện, song hành, tương hỗ của mục tiêu phát triển toàn diện trên nền tảng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền.

Theo ông Lê Tuấn Hải, người đứng đầu UBND TP Cà Mau: “Ở TP Cà Mau, chính quyền là chính quyền phục vụ, của dân, do dân và vì lợi ích của Nhân dân, với mục tiêu “Xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại nhằm phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cấp thành phố lên đô thị loại I”.

Ông Huỳnh Phước Chí, phường 8, Tp Cà Mau rất hài lòng về cung cách phục vụ tại Bộ phận một cửa của UBND Tp. Cà Mau.

Đổi mới đồng bộ

Trước khi tính toán đến những vấn đề vĩ mô, ông Hải nhấn mạnh: “Cái gốc quyết định mọi vấn đề vẫn là con người. Xây dựng chính quyền phục vụ phải bắt đầu từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có ý thức phục vụ. Máy móc có hiện đại đến đâu, công nghệ có siêu việt đến đâu, nếu không có cán bộ tốt thì cũng không đạt kết quả tốt”. Những vị trí công việc tiếp xúc, giải quyết trực tiếp với Nhân dân, cấp cơ sở gần dân, sâu sát dân thì càng phải thể hiện được tinh thần cống hiến, phục vụ.

Bàn về yêu cầu cán bộ trong bối cảnh hiện nay, bà Cao Kim Dân, nguyên Bí thư thị xã Cà Mau, cho rằng: “Cán bộ hiện nay của thành phố được đào tạo bài bản, chính quy, trẻ hoá, đó là nguồn lực quý báu. Nhưng trong tình hình mới, yêu cầu mới, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển thì phải đặt lý tưởng phụng sự, cái tâm cống hiến mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Theo bà Dân, cán bộ, đảng viên phải nêu bật được tính gương mẫu cả trong lối sống, đạo đức, việc làm, phải coi uy tín của cá nhân, đơn vị là tài sản quý giá nhất. Nếu nhận thức lệch lạc, động cơ không trong sáng, mong leo cao, có chức, có quyền để mưu lợi riêng tư thì sớm muộn gì cũng bị đào thải.

Phường 5, Tp Cà Mau diễu hành chào mừng đạt chuẩn văn minh đô thị. Ảnh: Mộng Thường

Sự đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ về trụ sở làm việc, trang thiết bị cơ sở vật chất, đặc biệt là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) thành phố và xã, phường đảm bảo cho nền hành chính đổi mới, hiện đại. TP Cà Mau là nơi tiên phong công khai, minh bạch và lập các đường dây nóng về tiếp nhận thông tin của công dân đối với thái độ phục vụ của cán bộ, cơ quan, đơn vị công quyền. Theo đó, lãnh đạo thành phố là nơi trực tiếp tiếp nhận thông tin, có ý kiến trao đổi, phản hồi, đôn đốc và giám sát kết quả trả lời cho Nhân dân. Phong trào thi đua “Xây dựng văn hoá công sở” được triển khai rộng khắp, có sức lan toả mạnh mẽ, tạo chuyển biến thực chất về hiệu quả hoạt động công vụ.

TP Cà Mau đặc biệt coi trọng việc đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động của chính quyền các cấp; từng vị trí công việc với con người cụ thể, không chỉ để thi đua, mà còn là nơi để đào tạo, rèn luyện, phát triển cán bộ, song hành đó là quá trình thải loại những người không phù hợp.

Ông Hải nhấn mạnh: “Chính quyền phục vụ phải là chính quyền biết lắng nghe, mạnh dạn nhìn thấy khuyết điểm, có giải pháp khắc phục. Cán bộ bố trí phục vụ Nhân dân là những người được lựa chọn kỹ lưỡng, ai không đảm nhiệm được sẽ bị thay thế để người khác làm”.

Vì nhân dân

Nhiều giải pháp sáng tạo, đột phá trong công tác cải cách hành chính đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Từ năm 2015, TP Cà Mau đã đưa vào triển khai thực hiện sớm dịch vụ trả kết quả qua đường bưu điện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; phối hợp với Vietinbank Cà Mau thực hiện thu thuế, phí, lệ phí hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa; thực hiện hệ thống tin nhắn SMS thông tin tình trạng hồ sơ TTHC cho tổ chức, cá nhân theo dõi; liên thông trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể..., tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí và thời gian đi lại cho tổ chức, cá nhân khi giao dịch TTHC.

Nông dân xã Lý Văn Lâm thành công với mô hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Huỳnh Lâm

Đặc biệt, mô hình “Xây dựng chính quyền thân thiện” gắn với cải cải cách TTHC, một số TTHC được UBND phường cử công chức đến tiếp nhận và trả kết quả tại nhà khi người dân có nhu cầu; thực hiện miễn phí, lệ phí thực hiện TTHC đối với đối tượng là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn... được UBND xã, phường triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, triển khai sáng kiến tiếp nhận giải quyết liên thông 3 trong 1 một số TTHC trong lĩnh vực kinh doanh tại bộ phận một cửa thành phố giúp rút ngắn từ 28-50% thời gian giải quyết. Qua đó, nhận được sự đồng thuận và hài lòng cao của các tổ chức, cá nhân, tạo sự gắn kết giữa cán bộ, công chức với người dân và giữa người dân với cơ quan hành chính Nhà nước.

Bộ phận một cửa của TP Cà Mau là nơi tiên phong thực hiện quy trình “4 tại chỗ” trong giải quyết TTHC đối với 7 TTHC (các lĩnh vực chứng thực, giáo dục - đào tạo, thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh, người có công). Ông Hải cho biết: “Với việc thực hiện quy trình “4 tại chỗ” tại bộ phận một cửa thành phố, hồ sơ sẽ được công chức kiểm tra thành phần, thẩm tra nội dung, tính pháp lý, đủ điều kiện giải quyết mới thực hiện tiếp nhận, số hoá toàn bộ hồ sơ, kết quả TTHC để xử lý trên hệ thống thông tin một cửa điện tử, chuyển cơ quan chuyên môn phê duyệt và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tại bộ phận một cửa thành phố”.

Khẩu hiệu của bộ phận một cửa TP Cà Mau là "4 xin": xin chào - xin lỗi - xin cảm ơn và xin phép. Bà Trà Thị Cẩm Tú, chuyên viên phục vụ tại đây, cho biết: “Do vị trí tiếp xúc, giải quyết công việc trực tiếp với người dân nên anh em rất chú ý đến thái độ, cung cách phục vụ. Bản thân tôi được rèn luyện, học hỏi rất nhiều từ khi được bố trí công việc tại đây. Niềm vui của anh em chính là giúp đỡ bà con hoàn thành thủ tục hồ sơ, đó cũng là cách để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ bằng cả tâm huyết, trách nhiệm”.

Tp. Cà Mau về đêm. Ảnh: Huỳnh Lâm

Ông Mã Minh Chiêu, bộ phận tiếp dân, bộc bạch: “Anh em ở đây đi làm sớm, về trễ, mong sao hỗ trợ bà con tối đa”.

Nhiều lần đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa TP Cà Mau, ông Nguyễn Hồng Hải, ngụ Phường 8, TP Cà Mau, cho biết: “Bà con đến đây được hỗ trợ giải quyết thủ tục nhanh lẹ, anh em cán bộ nhiệt tình. Cách ăn nói, ứng xử của cán bộ cũng rất chuẩn mực”.

Còn với ông Huỳnh Phước Chí, lần đầu tiên đến đây thì trầm trồ: “Tôi lớn tuổi, nay có việc cần mới đến đây lần đầu, phải nói là chỗ này hiện đại quá, có máy lạnh, chỗ ngồi thoải mái, bắt phiếu thứ tự tự động hẳn hoi. Cơ quan Nhà nước, cán bộ như vầy là người dân chúng tôi được nhờ”.

Lĩnh vực cải cách TTHC ở TP Cà Mau theo hướng số hoá đã có lộ trình, đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, theo ông Hải: “Chính quyền điện tử cần phải có công dân điện tử”.

Song hành với sự nỗ lực hiện đại hoá việc giải quyết TTHC, cần thời gian để người dân thích nghi, thay đổi thói quen, có khả năng ứng dụng”. Do đó, trước mắt, bộ phận một cửa phải làm thật tốt công việc tiếp đón, hỗ trợ giải quyết TTHC cho người dân. Yếu tố quan trọng nhất lúc này vẫn là con người với vị trí và hiệu quả công việc cụ thể.


Năm 2021, UBND TP Cà Mau tiếp nhận và xử lý trên 25.000 hồ sơ, trong đó có 1.151 hồ sơ trực tuyến, chiếm 28,86%; tỷ lệ văn bản đến đạt 99,79%, văn bản đi đạt 96,94%; chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cao; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng và trước hạn của UBND thành phố đạt 99,96%; xã, phường đạt 99,93%; tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được nâng lên; được đánh giá mức độ hài lòng rất cao, trên 99%.


 

Quốc Rin - Hồng Phượng

BÀI CUỐI: QUYẾT TÂM ĐẠT ĐÔ THỊ LOẠI I

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.