ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:05:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Báo Cà Mau (CMO) Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế - xã hội. Ðặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp thì hình thức thanh toán này thể hiện rõ ưu thế về tính an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm và đó cũng phù hợp với xu hướng hiện nay. Công ty Ðiện lực Cà Mau đã và đang phát triển thanh toán tiền điện hình thức không dùng tiền mặt, từng bước mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

Hiện có nhiều kênh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn để thực hiện.

Phó giám đốc Kinh doanh, Công ty Ðiện lực Cà Mau Hồ Mộng Ðợi cho biết, đến thời điểm hiện tại, 10 phường thuộc TP Cà Mau và 9 thị trấn thuộc các huyện đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng và các tổ chức trung gian (TCTG) với tổng số 88.183 khách hàng, đạt 100%.

Trước đây, bà Nguyễn Trúc Phương (Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau) đóng tiền điện cho nhân viên điện lực đến thu trực tiếp tại nhà, nhưng từ khi được tuyên truyền thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt thì bà chuyển sang đóng tiền điện qua TCTG là Ðiện Máy Xanh. Bà Phương chia sẻ: “Tiện ích khi đóng tiền điện qua TCTG là tôi có thể chủ động thời gian, sau khi nhận thông báo tiền điện qua tin nhắn điện thoại, sẽ đến Ðiện Máy Xanh đóng. Không như trước đây, có khi nhân viên điện lực lại nhà nhiều lần nhưng gia đình đi công việc nên bất tiện, khi tới hạn mà chưa kịp đóng còn bị công ty thông báo sẽ cắt điện”.

Cùng ngụ Khóm 1, Phường 8, ông Nguyễn Văn Vinh cho biết, trước giờ ông đóng tiền điện qua Vietcombank, thời gian tới ông sẽ cài đặt Zalopay để có thêm kênh có thể nhận thông báo tiền điện và thanh toán tiền điện qua hình thức này.

Theo ông Hồ Mộng Ðợi, hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt ngày càng tiện dụng. Khách hàng dễ dàng và nhanh chóng trả tiền điện Online mọi lúc, mọi nơi. Người dân chỉ cần sử dụng điện thoại hay các thiết bị có kết nối Internet là có thể thanh toán tiền điện nhanh chóng, chính xác, tránh được các rủi ro so với việc chi trả tiền mặt. Hiện nay, khách hàng có thể trả hoá đơn điện ngay trên ví Momo, ZaloPay, Payoo, ngân hàng…

Nếu như việc thực hiện thanh toán tiền điện qua ngân hàng và các TCTG tại 10 phường thuộc TP Cà Mau và 9 thị trấn của các huyện đạt 100% khách hàng, thì tại khu vực nông thôn của tỉnh tỷ lệ rất thấp, đạt 2,75%, đứng thứ 21/21 Công ty Ðiện lực thuộc Tổng Công ty Ðiện lực miền Nam.

Theo ông Hồ Mộng Ðợi, nguyên nhân là do khách hàng khu vực nông thôn, trong đó có khoảng 30-40% khách hàng thuộc khu vực trung tâm các xã, khu vực chợ... hiện có tài khoản ngân hàng, có thể sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng do Ðiện lực vẫn tổ chức thu tiền điện tại nhà, nên họ không sẵn sàng hưởng ứng. Trong khi đó, các tỉnh bạn đã tổ chức ngưng thu tiền điện tại nhà đối với nhiều khu vực tại nông thôn, nên tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng và TCTG đạt tỷ lệ cao. Một nguyên nhân nữa là do tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng khu vực nông thôn còn thấp và theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP, ngày 1/1/2019 của Chính phủ chỉ khuyến khích người dân tham gia chứ không bắt buộc.

“Tuy nhiên, thực tế một số khu vực nông thôn: trung tâm xã, chợ xã..., nhiều người dân đã mở tài khoản ngân hàng và điểm thu tiền điện cố định của các ngân hàng, TCTG đảm bảo thuận tiện cho thanh toán tiền điện. Giải pháp điểm thu cố định chỉ là giải pháp tạm thời để hỗ trợ người dân, góp phần thay đổi thói quen của người dân trong giai đoạn chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù ngành điện đã phối hợp với địa phương để thực hiện tốt công tác truyền thông, nhưng nếu chúng ta không ngưng thu tại nhà thì người dân cũng không sẵn sàng hưởng ứng. Việc này ảnh hưởng đến chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh”, ông Hồ Mộng Ðợi cho biết thêm.

Ông Hồ Mộng Ðợi cũng thông tin, để từng bước tăng dần tỷ lệ người dân thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, công ty kiến nghị Sở Công thương xem xét, tham mưu UBND tỉnh có chủ trương cho Công ty Ðiện lực Cà Mau triển khai ngưng thu tại nhà khu vực các xã còn lại, trong đó ưu tiên thực hiện trước các khu vực đông dân cư như trung tâm xã, chợ... là những nơi có điều kiện thuận lợi về điểm thu, ngân hàng... để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tại những khu vực tổ chức ngưng thu tại nhà, điện lực phải lập danh sách khách hàng có hoàn cảnh khó khăn (người già, neo đơn, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...) để hỗ trợ thu tại nhà. Ðối với khu vực vùng sâu, vùng xa, sẽ phối hợp với các ngành, huyện, xã hỗ trợ để áp dụng hiệu quả./.

 

Phúc Duy

 

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Số hoá, phục vụ vì dân

Ðẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, là nhiệm vụ quan trọng mà huyện Phú Tân triển khai trong nhiều năm qua.

Cải cách, nâng chất vì sự hài lòng

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển tập trung cải cách hành chính (CCHC) theo hướng sát với điều kiện, tình hình thực tế địa phương, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nổi bật là việc triển khai các mô hình hiệu quả về cải cách TTHC.

Tăng tốc để nâng mức độ hài lòng

Qua kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của tỉnh cho thấy, các sở, ban, ngành tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Ðặc biệt là các tiêu chí, tiêu chí thành phần về kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Từ đó, thể hiện rõ nét những thay đổi của tỉnh trong việc đẩy mạnh giải quyết TTHC qua môi trường mạng, ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.