ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-6-25 00:58:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thất vụ màu trên đất mặn

Báo Cà Mau (CMO) Ông Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, thông tin, những tháng đầu năm 2020 diện tích xuống giống rau màu, cây ăn trái của người dân trên địa bàn huyện giảm hơn 270 ha. Nguyên nhân do bước vào mùa khô, thiếu nước ngọt, rau màu phát triển chậm, người dân phải bỏ công chăm sóc nhiều và chi phí khá cao nên nhiều hộ chờ đến mùa mưa mới xuống giống rau màu.

Những năm trước, khoảng thời gian này, những luống rau xanh tươi của bà con nông dân được trồng khắp nơi trên địa bàn các xã, thị trấn; Nhưng năm nay nhiều diện tích trồng màu của bà con bị cỏ dại lấn dần. Nông dân không thiết tha xuống giống vụ màu mới do khó chăm sóc. Thời tiết nắng nóng vẫn còn kéo dài, rau màu trồng không có thu nhập cao.

Nhiều diện tích rau xanh héo úa trong mùa nắng nóng.

Ông Hồ Tấn Đạt, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, là một trong những hộ chuyên trồng màu quanh năm, nhưng năm nay cũng phải thu hẹp diện tích và chỉ trồng cầm chừng để có rau màu phục vụ bà con địa phương, vừa kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Huyện Ngọc Hiển là vùng đất phèn mặn cao, mùa khô, đất thiếu nước, không còn màu mỡ và thiếu chất dinh dưỡng nên việc trồng màu của người dân trở nên khó khăn hơn. Ông Đạt chia sẻ: “Mọi năm tôi thu nhập từ trồng rau màu mỗi tháng 12 triệu đồng, giờ thì chỉ khoảng 5 triệu đồng, giảm hơn phân nửa. Nguyên nhân do nắng nóng, hạn kéo dài, thiếu nước tưới, sâu bệnh nhiều nên rau màu ngày càng héo úa, chết dần, nông dân thất thu nhiều lắm”.

Ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân trước đây có trên 30 hộ trồng màu, cung cấp cho các chợ đầu mối trên địa bàn huyện hàng tháng trên 2 tấn rau xanh các loại, giờ chỉ còn lại 8 hộ trồng. Nhiều người thất vụ nên bỏ đất trống, hoang hoá. Năng suất sụt giảm dẫn đến lượng rau xanh khan hiếm. Từ đó, mặt hàng rau xanh của huyện Ngọc Hiển tăng giá từ 2.000-5.000 đồng/kg các loại.

Ông Lê Văn Bộ, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, than thở: “Tôi trồng rau màu trên 10 năm rồi, nhưng chưa thấy năm nào khó khăn như năm nay. Thời tiết thật khắc nghiệt, làm cho rau màu chậm phát triển, nước ngọt lại hiếm nên nhiều người bỏ vụ màu mùa nắng nóng này. Có những hộ cũng quyết tâm thực hiện nhưng phải ngậm ngùi nhìn rau màu héo úa, chết dần trong những ngày nắng nóng”.

Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, hiện trên địa bàn huyện còn khoảng 200 ha đất trồng rau màu bị bỏ trống. Bà con đang chờ mưa để xuống giống. Kế hoạch năm 2020 huyện Ngọc Hiển sẽ phát triển trên 1.000 ha rau màu. Nếu thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài thì chỉ tiêu này sẽ khó đạt.

Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Hiển Lê Hoài Phương cho biết, dự báo từ ngành chức năng, mùa khô năm 2020 sẽ kéo dài đến tháng 5, vì vậy, bà con nông dân nên chọn những giống màu phù hợp mùa khô, chịu hạn cao, thời gian thu hoạch nhanh và không để rau màu bị mất nước. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi lịch thời vụ của các ngành chức năng và ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình trồng màu như trang bị màng lưới che nắng, dùng bạt để giữ độ ẩm nhằm bảo vệ rau màu, hạn chế thiệt hại./.

Chí Hiểu - Hồng My


 

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hiệu quả nuôi sò huyết xen canh

Sò huyết trở thành vật nuôi quen thuộc với nhiều hộ dân ở huyện Ðầm Dơi nói chung, xã Quách Phẩm nói riêng. Tận dụng lợi thế tự nhiên phù sa nhiều, nhiều hộ ở xã Quách Phẩm mạnh dạn đầu tư nuôi tôm kết hợp sò huyết xen canh, bước đầu đem lại hiệu quả cao.