ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 10:01:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thầy, cô giáo phải là tấm gương đạo đức

Báo Cà Mau Truyền thống giáo dục của Việt Nam, vai trò và vị trí của người thầy luôn được đặt lên hàng đầu, như trụ cột vững chắc trong sự nghiệp "trồng người." Hình ảnh người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người "thực hành" về nhân cách, đạo đức để hướng dẫn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh.

Người thầy không chỉ đơn thuần là người giảng dạy mà còn là người dẫn dắt, một người cha, người mẹ thứ hai. Một người thầy tốt không chỉ biết dạy chữ mà còn dạy học sinh làm người tốt, hướng các em đến những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Trường TH Đông Thới 1, xã Đông Thới huyện Cái Nước.

Hầu hết thầy giáo, cô giáo luôn tận tâm với nghề với học trò. (Ảnh chụp tại Trường TH Đông Thới 1, xã Đông Thới huyện Cái Nước). Ảnh: Hằng My

Trong thực tế, chúng ta biết có rất nhiều tấm gương thầy cô giáo tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Họ không quản ngại khó khăn, vất vả, sẵn sàng giúp đỡ học sinh vượt qua thử thách, tìm ra con đường đúng đắn cho tương lai. Họ thường dành thời gian ngoài giờ học để tư vấn, động viên và hỗ trợ học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và ấm áp.

Người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Những phẩm chất như sự tận tuỵ, lòng kiên nhẫn, sự công bằng và tình yêu thương chính là những giá trị đạo đức mà người thầy cần phải thể hiện. Hành động của họ và cách ứng xử hằng ngày sẽ là bài học quý giá cho các thế hệ học trò.

Người thầy ngoài vững vàng về chuyên môn cần có thêm sự sáng tạo. Chẳng hạn, một thầy giáo dạy toán không chỉ dạy về toán học mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trung thực trong học tập như những đáp án của bài toán không thể gian dối. Qua đó, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn hiểu được giá trị của đạo đức trong từng hành động của mình. Người thầy còn là biểu tượng của sự nhân nghĩa, luôn sẵn sàng giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để mọi học sinh đều có cơ hội phát triển. Họ không chỉ dạy cho học sinh biết sống tốt mà còn truyền tải những bài học về lòng nhân ái, sự chia sẻ và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.

Hiện nay, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và sự thiếu trau dồi về tư tưởng, đạo đức của một số ít thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo nhà trường đã làm tổn hại đến hình ảnh, đạo đức và nhân cách cao quý vốn có của người thầy trong lòng xã hội.

Những câu chuyện về cô giáo có hành động "thân mật" với nam học sinh ngay trong lớp học hay việc cô giáo vận động tiền phụ huynh để mua laptop với những phát ngôn thiếu chuẩn mực đạo đức khi bị tố giác đã làm "nóng" diễn đàn mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận những ngày qua… Dù đó chỉ là số ít cá nhân tiêu cực được nêu ra, nhưng là hồi chuông báo động cho sự xuống cấp về mặt tư tưởng, đạo đức nhà giáo rất nghiêm trọng.

Học để làm người tốt đã khó thì việc giáo dục học sinh làm người tốt lại càng khó hơn gấp nhiều lần. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng phát động phong trào thi đua: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo." Từ cuộc vận động đó, đã có hàng ngàn thầy cô giáo vượt qua khó khăn, thách thức, bám trường, bám lớp, tận tuỵ, hết lòng với nghề, với học sinh thân yêu, đặc biệt là những thầy, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ở những trường nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật… Ở đó, thầy, cô giáo chỉ có tấm lòng tận tuỵ yêu nghề, yêu trẻ để công hiến bằng cả trái tim.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Nhà giáo. Dự án luật này đang được xã hội rất quan tâm và kỳ vọng sẽ được xây dựng chất lượng, có những quy định cụ thể, chặt chẽ, nâng cao chất lượng toàn diện các mặt của nhà giáo, trong đó đảm bảo thầy, cô giáo phải là chuẩn mực về đạo đức và hành vi trước học trò.

Trong bối cảnh hiện nay, khi kinh tế thị trường tác động mạnh mẽ vào tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội, kể cả lực lượng nhà giáo, nếu thiếu những quy chuẩn cơ bản về chuẩn mực đạo đức, thiếu sự tự giác rèn luyện, tu dưỡng thì dễ dẫn đến những sa ngã, tiêu cực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức người thầy và chất lượng giáo dục. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức làm người của các thế hệ học sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển bền vững của xã hội.

Trong mỗi chúng ta, hình ảnh người thầy vẫn luôn sống mãi với những bài học quý giá mà họ đã dạy dỗ. Chính vì thế, thầy giáo, cô giáo không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là người “thợ điêu khắc” những giá trị đạo đức vào tâm hồn mỗi học sinh. Để xây dựng một thế hệ tương lai tốt đẹp, thầy giáo, cô giáo nhất thiết phải là tấm gương chuẩn mực về đạo đức và hành vi trong xã hội./.

 

Nguyễn Ngọc

 

Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC

Trong nỗ lực chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp (IUU) của Cà Mau, Công an huyện Ngọc Hiển vừa khởi tố và bắt tạm giam Trương Văn Sang (37 tuổi, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), thuyền trưởng tàu cá CM-08710-TS, về hành vi vận chuyển 9 thiết bị giám sát hành trình tàu cá khác không đúng quy định. Đây là một phần trong kế hoạch điều tra và xử lý tàu cá vi phạm trên biển của tỉnh Cà Mau. Đến nay, các lực lượng chức năng Cà Mau đã tiến hành xử phạt 206 vụ vi phạm về khai thác thủy sản với số tiền 7.645,85 triệu đồng. Trong đó, vi phạm IUU 114 vụ/6.424,25 triệu đồng (vi phạm vùng biển nước ngoài 02 tàu cá/1.800 triệu đồng; vi phạm về giám sát hành trình 48 vụ/3.408 triệu đồng). Bên cạnh đó, công an còn khởi tố, đưa ra xét xử các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động trái phép của tàu cá trên biển, thể hiện trách nhiệm và sự quyết tâm cao của tỉnh Cà Mau trước cả nước trong việc gỡ “thẻ vàng” từ EC.

Áp lực mang tên "Bài tập về nhà"

Bạn đọc M.H gửi tâm tư qua Fanpage của báo Cà Mau rằng, con mới vào lớp 1 mà mỗi ngày đã phải học 2 buổi từ 7-16 giờ mà khi về nhà, còn phải dành từ 18-20 giờ chỉ để viết bài tập theo yêu cầu của cô.

Đạo đức kinh doanh

Vừa qua, tôi được người bạn mời đến quán ăn do bạn làm chủ để trải nghiệm không gian, món ăn và cách phục vụ. Sau khi cùng các đồng nghiệp tham quan, thưởng thức, chúng tôi đều thống nhất rằng quán rất sạch sẽ, không gian thoáng đãng, món ăn ngon và cách phục vụ chu đáo. Đó có thể là điều bình thường đối với nhiều quán ăn, nhưng khi trò chuyện với chủ quán, tôi cảm nhận được một cái nhìn sâu sắc hơn về đạo đức trong kinh doanh.

Thầy, cô giáo phải là tấm gương đạo đức

Truyền thống giáo dục của Việt Nam, vai trò và vị trí của người thầy luôn được đặt lên hàng đầu, như trụ cột vững chắc trong sự nghiệp "trồng người." Hình ảnh người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người "thực hành" về nhân cách, đạo đức để hướng dẫn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh.

Chật vật với lương khởi điểm

Trong bối cảnh vật giá và chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, nhiều con em gia đình ở nông thôn ra thành phố học tập, công tác đang phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì cuộc sống. Hiện nay, mức lương cơ sở khởi điểm cho công chức, viên chức mới tuyển dụng (A1) có trình độ từ đại học trở lên chỉ khoảng 5.476.000 đồng/tháng, không tính lương của lực lượng vũ trang. Mức lương này khó đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cá nhân nếu không có sự hỗ trợ thêm từ người thân và gia đình.

Tung tin giả là tội ác!

Trong khi Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng hướng về đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục, tái thiết cuộc sống sau những mất mát, thiệt hại nặng nề vì bão lũ, thì hàng loạt tin giả (fake news) xuất hiện, lan tràn khắp mạng xã hội. Trước những biến cố mất mát, đau thương của cộng đồng, một số cá nhân lại coi đó là cơ hội để trục lợi với động cơ, suy nghĩ hết sức vị kỷ, lệch lạc, thậm chí là tàn nhẫn.

Bản lĩnh và quyết đoán

Trước yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại, bản lĩnh và quyết đoán không chỉ là những phẩm chất cần thiết mà còn là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả cán bộ, công chức, những người đang phục vụ Nhân dân. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất nước, mỗi cán bộ, công chức phải có khả năng dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong mọi tình huống.

Người văn minh trong đô thị văn minh

Xây dựng đô thị văn minh không chỉ là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại mà còn bao gồm việc nâng cao chất lượng sống của người dân, đặc biệt là về kiến trúc cảnh quan và vệ sinh môi trường. Một tuyến phố văn minh không chỉ thể hiện ở cơ sở vật chất tốt mà còn ở ý thức và hành vi văn minh của cư dân trong sinh hoạt cộng đồng. Đây là mục tiêu hướng đến của các đô thị hiện nay.

Xót xa sách giáo khoa dùng một lần

Trong bối cảnh kinh tế và đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân còn rất nhiều khó khăn, nhất là dân lao động phổ thông và nông dân, việc tiết kiệm chi tiêu là vấn đề cần sự chú ý đặc biệt. Một trong những gánh nặng cho nhiều gia đình có thu nhập thấp là việc chuẩn bị cho con em vào năm học mới, trong đó có việc mua sách giáo khoa.

Xây dựng cộng đồng tiêu dùng nhân văn

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản và các loài động vật trong tự nhiên đang bị đe dọa suy kiệt bởi sự khai thác quá mức, thiếu ý thức bảo tồn của con người. Việc cấm khai thác tận diệt và tiêu thụ các loài cá non của tỉnh hiện nay là một chủ trương cấp bách và phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.