ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 11:50:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thêm thu nhập từ gia công vỏ hàu

Báo Cà Mau (CMO) Nhiều năm qua, bên cạnh việc đục bắt hàu dưới sông, nhiều hộ dân sống tại ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, còn có thêm nguồn thu nhập từ sơ chế vỏ hàu thủ công.

Hoà Hải là ấp có đông hộ dân tộc Khmer sinh sống, với 48 hộ. Ða phần người dân dựa vào nguồn lợi từ đục hàu, săn ba khía, bắt cá, làm thuê, thu nhập bấp bênh.

Năm 2020, nhận thấy cơ hội kiếm thêm thu nhập từ việc xâu và đục vỏ hàu, chị Nguyễn Thị Bích Hạnh (ấp Hoà Hải) mạnh dạn liên kết các hộ gần nhà vừa thu mua vỏ hàu, vừa tuyển người để gia công vỏ hàu giao cho các vựa.

Việc gia công vỏ hàu chia làm 2 công đoạn, một nhóm người phụ trách đục lỗ trên vỏ và nhóm còn lại xỏ xâu thành phẩm. Bình quân mỗi xâu vỏ hàu nặng 4 kg, được trả công 2.000 đồng.

Từ việc đục và xỏ vỏ hàu thành xâu, mỗi ngày nhân công kiếm được từ 100.000-200.000 đồng, đây là nguồn thu lý tưởng đối với nhiều hộ dân tộc Khmer.

Chị Hạnh cho biết: “Nhân công tập trung lại nhà tôi làm, tầm 10 người, chủ yếu là phụ nữ. Do trình độ thấp nên phần lớn chị em khó tìm được việc làm ổn định, nay mở cơ sở gia công, chị em rất phấn khởi, riêng tôi cũng có thêm nguồn thu để trang trải trong nhà”.

Dụng cụ hành nghề rất đơn giản, với công đoạn đục, cần cây búa được gia công thêm mũi nhọn nhỏ như đầu đũa ăn; dùng sức đục 1 lỗ tròn nhỏ ngay trung tâm vỏ là hoàn thành, chuyển đến khâu xâu xỏ thành chuỗi. Tính chất công việc khá đơn giản, ngay cả người già lẫn trẻ nhỏ đều có thể làm được nên thu hút lượng người dân đến gia công đông, mỗi người có thể kiếm được 100.000-200.000 đồng/ngày.

Chị Lâm Thị Hồng Muội, 46 tuổi, ấp Hoà Hải, phấn khởi: “Nhà tôi có 6 miệng ăn, nếu chỉ trông chờ vào việc bắt sò, cua thì bấp bênh lắm. Từ khi làm thêm gia công vỏ hàu, gia đình có thêm nguồn thu nhập khá để chi tiêu. Tiện nhất là công việc nhẹ nhàng, gần nhà, đỡ phải di chuyển”.

Trước đây gia đình chị Phan Thị Nghĩ, ấp Hoà Hải, chuyên đi đục hàu cân lại cho lái, nhưng vài năm nay nguồn hàu tự nhiên ít dần; mặc dù nhà có vuông nhưng hiệu quả thu được cũng không như mong muốn. Nhờ gia công vỏ hàu, gia đình có được nguồn thu đáng kể. "Riêng tôi thấy, khi gia công hàu còn đỡ được phần vỏ vứt bỏ gây ảnh hưởng môi trường, một công đôi chuyện”, chị Nghĩ bày tỏ.

Cứ 5-7 ngày gia công, vỏ hàu được chuyển đến các vựa thu mua tại huyện Năm Căn, sau đó sẽ chuyển lên Bà Rịa - Vũng Tàu để phục vụ việc nuôi hàu thương phẩm quy mô. Bình quân mỗi chuyến chị Hạnh chuyển đi tầm 1,2 tấn vỏ hàu, trừ hết các khoản chi phí chị bỏ túi được vài triệu đồng; đây là nguồn thu tương đối khá ở nông thôn./.

 

Yến Nhi

 

Thi đua lan toả chính sách an sinh

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII và Bưu điện TP Cà Mau phát động phong trào thi đua tuyên truyền, phát triển người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và BHXH tự nguyện.

BHXH khu vực XXXII tăng cường giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Ngày 24/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXXII tổ chức hội nghị trực tuyến công tác thu và phát triển người tham gia tháng 4.

Y tế tư nhân - Thêm lựa chọn, tăng tiện ích

Thời gian qua, việc khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở y tế tư nhân không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mà còn giúp giảm tải đáng kể cho các bệnh viện công lập.

Truyền thông gần dân, sát thực tiễn

Thời gian qua, công tác truyền thông bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) luôn được ngành BHXH tại tỉnh chủ động thực hiện, với nhiều sáng tạo và đổi mới trong phương pháp tuyên truyền.

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Tăng tốc cho đề án xuất khẩu lao động

Ðề án đưa lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025 (Ðề án), đã đi đến chặng đường cuối với những kết quả ấn tượng. Với nỗ lực của các cấp, ban ngành, đặc biệt là sự quyết tâm của người lao động (NLÐ), công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) nhận được sự quan tâm trong thời gian qua. Người lao động Cà Mau tự tin, sẵn sàng làm việc tại các thị trường quốc tế.