ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:20:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thoát nghèo đón Tết ấm no

Báo Cà Mau Xã Trần Thới trong năm 2014 có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác xoá nghèo. Toàn huyện Cái Nước có 3 ấp xoá trắng hộ nghèo đều thuộc Trần Thới là Nhà Vi, Công Trung và Mỹ Hưng. Tết Ất Mùi năm nay, những hộ dân thoát nghèo tất bật chuẩn bị một cái Tết ấm áp hơn, sung túc hơn, trong sự kỳ vọng về một năm mới làm ăn ngày càng thuận lợi.

Xã Trần Thới trong năm 2014 có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác xoá nghèo. Toàn huyện Cái Nước có 3 ấp xoá trắng hộ nghèo đều thuộc Trần Thới là Nhà Vi, Công Trung và Mỹ Hưng. Tết Ất Mùi năm nay, những hộ dân thoát nghèo tất bật chuẩn bị một cái Tết ấm áp hơn, sung túc hơn, trong sự kỳ vọng về một năm mới làm ăn ngày càng thuận lợi.

Anh Lê Văn Chánh, Trưởng Ban Nhân dân ấp Nhà Vi, bộc bạch: “Cuối năm 2014, những hộ nghèo và cận nghèo cuối cùng của ấp đã vươn lên, thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, chí thú làm ăn, quyết tâm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Ðây là niềm khích lệ lớn lao đối với những người cán bộ cơ sở chúng tôi. Năm nay ăn Tết chắc sẽ rất vui…”.

Nộp đơn xin thoát nghèo

Theo sự hướng dẫn của anh Chánh, chúng tôi về thăm những hộ dân trước đây được coi là “điểm nghẽn” trong công tác xoá nghèo. Cũng như nhiều vùng nông thôn sâu của Cà Mau, Nhà Vi trước kia gặp nhiều khó khăn. Bà con nghèo vì thiếu đất sản xuất, có hộ thì chỉ toàn người già không có khả năng lao động, giao thông cách trở.

Ấp Nhà Vi từ quyết tâm và nỗ lực đã trợ giúp cho những hoàn cảnh khó khăn vươn lên, đón xuân mới  với nhiều ước vọng tốt đẹp.

Anh Chánh thông tin: “Khó khăn khách quan thì khỏi phải bàn rồi, nhưng cái chính yếu là bà con chưa tìm được cách làm ăn, mô hình sản xuất phù hợp, riết rồi luẩn quẩn trong cái vòng ăn trước trả sau, cái nghèo đeo bám suốt”. Hệ quả là kinh tế gia đình của những hộ khó khăn trong suốt một thời gian dài ít biến chuyển, con cái bỏ dở chuyện học hành. Hơn 200 hộ thì có vài chục hộ luôn trong tình cảnh sống bấp bênh, địa phương hết sức băn khoăn để tìm cách tháo gỡ.

Quyết tâm xoá nghèo của Nhà Vi đi từ vai trò tiên phong của tổ chức Ðảng, trong đó đảng viên làm nòng cốt. Anh Chánh thổ lộ: “Tất cả các đảng viên đều được phân công hỗ trợ, giúp đỡ bà con nghèo, cận nghèo. Thoát nghèo phải từ ý chí vươn lên, sức lao động, tích luỹ từ những nguồn kinh tế cụ thể, lấy ngắn nuôi dài”.

Hộ ít đất sản xuất thì tranh thủ chăn nuôi, trồng trọt, thanh niên trong tuổi lao động được địa phương khuyến khích, định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm công việc để tạo nguồn thu nhập. Cuối năm 2014, toàn ấp chỉ còn 2 hộ nghèo, 1 hộ tự nguyện nộp đơn xin thoát nghèo, hộ còn lại cũng có sự “bứt phá” khi kinh tế hộ gia đình đã mang về nguồn thu ổn định.

Thu nhập bình quân của Nhà Vi đạt mức 24 triệu đồng/người/năm. Mặt bằng kinh tế của người dân dần được nâng lên với các nguồn thu bền vững. Không có được xuất phát điểm thuận lợi, nhưng giờ đây mỗi một khoảnh đất của Nhà Vi đều được phủ kín bởi rau màu, sau nhà mỗi hộ đều có ao cá, chuồng chăn nuôi.

Ông Nguyễn Văn Cái tâm sự: “Nhà có 5 công đất, 5 đứa con, trước nghèo quá học hành dở dang hết 4 đứa”. Nhìn ra vuông tôm của mình, ông chia sẻ: “Cũng lao động vất vả, tính toán đủ đường nhưng cái nghèo sao đeo miết”. Ðược sự động viên, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể ấp và đặc biệt là những cán bộ, đảng viên, ông quyết tâm thoát nghèo. Bầy vịt, lứa heo, ao cá được ông chăm chút, con cái lớn cho theo học nghề rồi làm ăn, rốt cuộc đất cũng không phụ lòng người. Giờ đây kinh tế gia đình ngày càng khấm khá. Ông bộc bạch: “Còn thằng út học lớp 8, cỡ nào cũng phải cho nó học. Nếu không có sự chỉ dẫn của anh em, sự hỗ trợ của địa phương thì chưa biết đến lúc nào mới đỡ vất vả”.

Chuẩn bị đón Tết, nhà ông Cái đã có hàng rào cắt tỉa gọn gàng, thêm mấy cây mai chớm nụ. Vợ ông cười tươi: “Năm nay phải ăn Tết cho ngon lành hơn mọi năm, mong sao làm ăn thuận lợi, xóm làng ai cũng vui vẻ như vầy”.

Anh Chánh thông tin thêm: “Nhà Vi năm nay đã có những hộ nuôi tôm công nghiệp thu nhập rất khá, địa phương cũng đang cùng bà con bàn tính để nhân rộng mô hình hiệu quả, tránh lan tràn rồi lại thất bại. Nhưng trước mắt, thoát nghèo từ đa canh, mua bán nhỏ vẫn là bí quyết bền vững để vươn lên”.

Nỗ lực được đền đáp

Chưa cái Tết nào chị Tô Thị Tuyết Nga lại cảm thấy ấm áp như năm nay. Hoàn cảnh của chị, ở ấp Nhà Vi ai cũng biết. Chị có chồng xứ khác, cuộc sống không hạnh phúc, chị trở về quê với đứa con nhỏ, cưu mang thêm cả mẹ già. Tài sản gia đình chỉ có 3 công đất, cái nghèo và một tương lai chông chênh khiến nhiều lúc chị cảm thấy tuyệt vọng.

“Mình sức phụ nữ, ít đất đai biết làm gì bây giờ”, chị thổ lộ. Sống giữa sự đùm bọc của xóm giềng, chính quyền ấp “cầm tay chỉ việc”, chị bắt đầu “cơ ngơi” của mình với những con heo, con gà, con vịt. Anh Chánh cho biết thêm: “Chị Nga làm suốt ngày, quần quật với mơ ước là thoát nghèo để nuôi con, nuôi mẹ già”. Kinh tế ngày càng ổn định, chị mua được chiếc xe và kiêm luôn nghề xe ôm.

Con trai của chị Nga giờ đã học lớp 5, mỗi ngày riêng nghề “xe ôm”, chị đã có thu nhập trên dưới 100.000 đồng. Chị học hỏi thêm hàng xóm mua được mấy cặp bồ câu và bắt đầu nuôi. Ðất sau nhà chị tận dụng triệt để, không rau màu thì cây trái: “Mỗi thứ mình dành dụm một chút, thấy vậy mà dễ thở hơn nhiều, thoát được cái nghèo thì không có niềm vui nào bằng. Sau này con cái mình phải khác hơn chớ”, chị tâm sự. Tết năm nay, chị Nga đã làm sẵn mớ khô, mấy keo mắm, dành dụm để mua quần áo mới cho con trai, sắm sửa bánh mứt để gia đình thêm phần sung túc. Sức vóc và quyết tâm của người phụ nữ trước thử thách đói nghèo đã được đền đáp, niềm vui ấy như lan toả hơn khi không khí Tết đã cận kề.

Giữa không khí rộn ràng của làng quê những ngày giáp Tết, ông Cái nhất quyết giữ chúng tôi lại để “chiêu đãi” một bữa cua. Ông nói: “Lâu lắm rồi nhà mới có điều kiện tiếp khách như vầy”. Hẹn một dịp khác, ông dặn đi dặn lại: “Có về ghé thăm nhà chú, Tết này khác mấy Tết trước, có khách về càng vui, tạo không khí đầu năm để làm ăn phấn chấn hơn mà”.

Còn chị Nga, có người quen lại nhà mướn chở ra chợ huyện, chị vội vã nhưng cũng nhắn: “Tết này nhà chị thoát nghèo, ấp hết hộ nghèo, mấy đứa nhớ về chơi”. Trong lời nói của chị rộn rã niềm tin, khi cái nghèo qua đi, con người ta sẽ hướng về tương lai với một động lực mạnh mẽ. Ấp xoá trắng hộ nghèo náo nức chờ đón giao thừa…

Bài và ảnh: Quốc Rin

Liên kết hữu ích
Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Cà Mau đẩy mạnh hội nhập thị trường Halal

Sáng 24/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị phổ biến về hội nhập quốc tế năm 2025, với chủ đề “Chứng nhận Halal – Cơ hội xuất khẩu vào các nước Hồi giáo”.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.