ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:45:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thới Bình ổn định kinh tế trên đất mía

Báo Cà Mau (CMO) Sau thời gian cây mía khủng hoảng, Đảng bộ và Nhân dân Thới Bình chủ động khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó, cây chanh không hạt đang được trồng thử nghiệm, với diện tích khoảng 5 ha, cây sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh gây hại và được các hộ dân tập trung chăm sóc.

Cùng với chủ trương tái cơ cấu sản xuất nền nông nghiệp huyện, UBND huyện Thới Bình còn khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả và căn cứ vào nhu cầu thị trường, để quy hoạch ổn định sản xuất tại địa phương. Hiện tại, phần lớn diện tích mía được bà con chuyển đổi sang nuôi tôm, trồng lúa, xen canh tôm càng xanh và một số loại cây trồng khác, như gừng, cây ăn trái, hoa màu... bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải bài toán chuyển đổi cây trồng bền vững trên đất trồng mía thời gian qua ở huyện Thới Bình.

Những mô hình chuyển đổi hiệu quả

Đầu mùa mưa năm 2019, ông Hà Minh Trí, Ấp 9, xã Trí Lực quyết định chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả và được ngành chức năng huyện đầu tư cây chanh không hạt, được tham quan mô hình chanh không hạt tại tỉnh Long An và được chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăm sóc nên cây chanh phát triển tốt. Theo ông Trí, cây chanh rất phù hợp, ông đã trồng được hơn 300 gốc, hy vọng mùa bội thu năm 2020.

Anh Nguyễn Văn Đáng, Ấp 4, xã Thới Bình, chuyển đổi 1 ha đất trồng mía sang trồng màu.

Không duy trì cây mía, ông Phạm Văn Triệu, Ấp 6, xã Trí Phải, với hơn 1 ha nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi từ năm 2018 đến nay, chia sẻ: “Khi cây mía kém hiệu quả, gia đình đã phá mía nuôi tôm, trồng lúa, nhưng mùa nước ngọt tôm sú không thích nghi tốt, phát triển chậm, thu hoạch thấp nên tôi chuyển sang nuôi tôm càng xanh toàn đực. Cuối vụ thu hoạch hơn 550 kg tôm càng xanh, hơn 200 giạ lúa, tôm sú mùa nước mặn và cua xen canh…, kết quả bình quân thu nhập trong năm đạt hơn 100 triệu đồng. Vì vậy, gia đình tiếp tục thực hiện mô hình trong năm 2019”.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thới Bình còn xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng trên diện tích mía mang lại hiệu quả. Như ông Lê Văn Chinh, Ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông, phát triển cây trồng theo hướng tổng hợp, đa dạng cây, con. Năm 2016, sau khi thuê nhân công thu hoạch hết diện tích mía, ông quy hoạch 2 ha nuôi tôm, trồng lúa, xen canh tôm càng xanh, 1 ha còn lại ông trồng cải, dưa leo, khổ qua theo mùa vụ để nhanh có nguồn thu. Nhờ vậy, từ năm 2017 đến nay, bình quân thu nhập mỗi năm hơn 200 triệu đồng.

Còn ông Nguyễn Văn Xinh, Ấp 6 La Cua, được người dân trong và ngoài ấp biết đến và ngưỡng mộ về ý chí, nghị lực vươn lên của người lính Cụ Hồ. Dù đã ở tuổi 61 nhưng ông luôn là tấm gương điển hình trong việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tại địa phương. Khi cây mía không còn hiệu quả, ông Xinh khoanh riêng diện tích nuôi tôm hơn 2 ha, xây dựng 9 ao cá nước ngọt và trồng màu trên bờ liếp theo cách lấy ngắn nuôi dài. Sản phẩm rau màu, lúa hàng hoá, tôm sú, tôm càng xanh của gia đình ông được người dân trong vùng, các điểm chợ và thương lái đến tận vườn thu mua giá cao. Thu nhập của gia đình dần ổn định và từ năm 2015 đến nay, trên 450 triệu đồng/năm.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm chia sẻ: “Đồng đất Thới Bình bây giờ đã phát triển đa cây, đa con chứ không còn độc canh cây mía, cây lúa như trước nữa. Có thể nói, hiệu quả bước đầu của những mô hình chuyển đổi này đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc giải bài toán độc canh cây mía, cây lúa như trước đây”.

Những giải pháp chuyển đổi bền vững

Ngay từ tháng 4/2019, UBND huyện đã tổ chức hội nghị chuyên đề nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó đặc biệt chú trọng việc chuyển đổi cây trồng phù hợp trên diện tích mía kém hiệu quả. Trên cơ sở tình hình thực tế và ý kiến trao đổi của các cấp, các ngành tỉnh huyện, Đảng bộ và Nhân dân Thới Bình đã thống nhất định hướng tiếp tục phát triển mô hình lúa - tôm càng xanh, tôm sú, trồng màu… Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật, quy hoạch diện tích phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, tuyệt đối không phát triển ồ ạt một đối tượng cây trồng mà cần đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, huyện làm đầu mối giới thiệu các hợp tác xã ký hợp đồng liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các công ty, như Cỏ Mai, Tấn Dương, Ông Thọ, Đại Dương Xanh... Bên cạnh đó, còn phối hợp tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để vay vốn từ các tổ chức tín dụng giúp hợp tác xã trang bị thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ việc sản xuất tốt hơn.

Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng chia sẻ: “Huyện có chủ trương không khuyến khích người dân duy trì cây mía, mà khuyến khích người dân chủ động chuyển đổi sang các đối tượng cây trồng khác phù hợp với điều kiện của địa phương. Bà con có thể tham khảo một số mô hình phù hợp với gia đình, cho thu nhập cao, nhất là các mô hình đã thực hiện thành công trên địa bàn huyện trong thời gian qua, như nuôi tôm càng xanh xen canh trên đất trồng lúa, nuôi cua, nuôi sú và trồng màu... để có hướng chuyển đổi phù hợp. Chủ trương và cách chuyển đổi cây trồng trên đồng đất Thới Bình đã có, vấn đề đặt ra là làm sao để chuyển đổi, phát triển bền vững, tránh tình trạng bà con sản xuất tràn lan, ồ ạt, thu hoạch đồng loạt, giá nông sản thấp, lãi không cao”.

Hy vọng trong tương lai không xa, cùng với việc giữ ổn định 50 ngàn héc-ta nuôi tôm và hàng năm có khoảng 20 ngàn héc-ta trồng lúa, nuôi tôm càng xanh, kinh tế của nông dân Thới Bình tiếp tục phát triển bền vững./.

Huỳnh Măng

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.