ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:05:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quy định mới mang tính nhân văn

Báo Cà Mau Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) có nhiều thay đổi, quy định mới, liên quan đến người tham gia giao thông đường bộ, nhất là đối với những đối tượng trực tiếp hoạt động kinh doanh vận tải (tài xế kinh doanh vận tải). Trong đó, đáng chú ý là quy định mỗi giấy phép lái xe (GPLX) sẽ có 12 điểm, dùng để quản lý về việc chấp hành pháp luật của người lái xe, thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu.

Quy định được đánh giá vừa mang tính nhân văn, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho tài xế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, lại tránh tồn đọng vụ việc, lãng phí do nguyên nhân người vi phạm có thể chấp nhận bỏ GPLX.

Theo quy định mới, mỗi GPLX sẽ có 12 điểm, được quản lý thông qua cơ sở dữ liệu. Nếu người tham gia giao thông vi phạm, sẽ bị trừ điểm, tuỳ theo mức độ vi phạm. Ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực, điểm trừ GPLX sẽ được cập nhật trên hệ thống của cơ sở dữ liệu, đồng thời thông báo cho người vi phạm biết. Theo đó, các quy định chi tiết về vi phạm, điểm trừ từng lỗi, trình tự thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm GPLX sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.

Việc áp dụng trừ điểm đối với GPLX của người tham gia giao thông là bước mới, nhân văn hơn, tạo điều kiện thuận lợi, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh của người dân. (Ảnh minh hoạ)

Ðiểm đáng chú ý là người vi phạm bị trừ điểm (chưa hết 12 điểm) vẫn có thể tiếp tục được điều khiển phương tiện giao thông, để không bị gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi bị trừ hết điểm, sẽ không được điều khiển phương tiện theo loại GPLX hiện có và sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, mới được tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ do Cảnh sát giao thông tổ chức, nếu đạt yêu cầu, GPLX sẽ được phục hồi 12 điểm.

Anh Nguyễn Văn Trung, tài xế vận chuyển hàng hoá, cho biết: “Quy định trừ điểm như thế này phần nào đỡ áp lực cho cánh tài xế. Như quy định hiện tại, khi vô tình bị một lỗi như chạy quá tốc độ chẳng hạn, trong mức từ 10-20 km/h, ngoài bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng. Những tài xế như tôi, sống bằng nghề này mà bị tước bằng lái mấy tháng thì coi như mất thu nhập. Khi quy định mới có hiệu lực, tài xế sẽ đỡ hơn, khi lỡ vi phạm, bị trừ điểm, mình xem như bài học, sẽ cẩn thận hơn, mà không bị tước GPLX, vẫn còn “cần câu cơm”, có cái kiếm sống”.

Ðồng quan điểm, anh Ðinh Văn Tiên, tài xế xe hợp đồng, ngụ Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ: “Quy định mỗi GPLX 12 điểm, coi như mỗi tài xế "có vốn" để di chuyển trên đường. Cũng từ đó, mỗi người nhìn vào số điểm mà cẩn thận hơn, để không vi phạm. Ðiều quan trọng là không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Tôi thấy quy định mới này rất nhân văn”.

Quy định tước GPLX tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những người hoạt động đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh vận tải. Trong đó, nhiều người sẵn sàng chấp nhận bỏ GPLX, điều này gây ra hệ luỵ không nhỏ trong giải quyết vụ việc vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng chức năng và lãng phí. Khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, việc quy định trừ điểm GPLX mang tính nhân văn hơn, khi người vi phạm chưa bị trừ điểm hết, vẫn tiếp tục được tham gia giao thông bằng GPLX đó, không bị gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, để Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ thực sự đi vào cuộc sống, trong đó có quy định trừ điểm GPLX, đòi hỏi cần có những quy định thực sự cụ thể, vừa đủ sức răn đe, vừa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia giao thông, cũng như trong hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh./.

 

Lê Chí

 

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.

Ðảm bảo an toàn, trật tự trước cổng trường

Bước vào mùa tựu trường năm học 2024-2025, bên cạnh công tác chuẩn bị đón học sinh đến trường, việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trước và trong thời điểm khai giảng năm học mới được các ngành, các cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên.

Lễ Quốc khánh 2/9, Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông

Trong những ngày Lễ Quốc khánh 2/9, trên địa bàn tỉnh Cà Mau không xảy ra tai nạn giao thông. Công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác tấn công trấn áp tội phạm; phòng, chống cháy nổ... được các ngành, đơn vị chức năng triển khai thực hiện nghiêm túc.

Nguy cơ tai nạn từ vận chuyển vật liệu cồng kềnh

Hiện nay, một số người dân sử dụng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy hành nghề chở vật liệu xây dựng cồng kềnh lưu thông trên đường, không chỉ vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ðảm bảo an toàn dịp lễ và tựu trường

Đợt nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và tựu trường năm học 2024-2025 cận kề. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Ðiển hình như huyện Ngọc Hiển, địa bàn được đánh giá khá phức tạp, vì sẽ có đông lượng du khách đến trong dịp nghỉ lễ và nơi đây vẫn còn nhiều học sinh đến trường bằng phương tiện đò.

Xử lý mạnh hơn nữa lái xe vi phạm tốc độ

Ðiều khiển phương tiện quá tốc độ quy định là một trong những nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT). Việc tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm tốc độ đã và đang được ngành chức năng triển khai thường xuyên; qua đó, góp phần kéo giảm TNGT xuống mức thấp nhất.