Công tác chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2024 đã được nhiều kết quả tích cực. Có 7/7 nhiệm vụ hoàn thành theo tiến độ bao gồm: hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024; rà soát các văn bản quy định về chuyển đổi số; số hoá hồ sơ giải quyết TTHC; 90% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến; 100% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử và ký chữ ký số; triển khai các văn bản quy định về chuyển đổi số; tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số.
- Sản phẩm OCOP số hoá để vươn xa
- Sẽ mở cao điểm tổng rà soát, số hoá toàn bộ tàu cá
- Số hoá quản lý hộ, cá nhân kinh doanh
- Số hoá, phục vụ vì dân
Sáng nay (25/10), Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị thúc đẩy số hoá ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau. Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị, sở, ngành liên quan cũng như một số doanh nghiệp, hộ có sản phẩm đạt đạt chuẩn OCOP 3 sao trở lên.
Đại biểu dự hội nghị.
Về phát triển chuyển đổi số ngành đã triển khai áp dụng các ứng dụng như: ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp: phần mềm GIS (Viettel), phần mềm Vfarm (VNPT), phần mềm AQUAM; đảm bảo an toàn, an ninh mạng: trang bị tường lửa bảo vệ mạng LAN, trang bị phần mềm diệt Virus,..; phát triển phần mềm GIS quản lý rừng; phần mềm, hệ thống quản lý và giám sát hành trình tàu cá S-Tracking; phần mềm quản lý tàu cá (Đăng ký, đăng kiểm, cấp phép, ATTP,…); phần mềm Hệ thống một cửa và dịch vụ công trực tuyến…
Trình bày kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của ngành tại hội nghị, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, nhấn mạnh: “Ngành NN&PTNT tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Đề án của UBND tỉnh Cà Mau về chuyển đổi số; Đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức; xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp; thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của sở trong hoạt động quản lý Nhà nước lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh trên nền tảng kỹ thuật số”.
Các sản phẩm áp dụng vào sản xuất nông nghiệp được các công ty trưng bày tại Ngày hội Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau 2024. (Trong ảnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử (thứ 2 từ trái sang) tham quan mô hình thiết bị ứng dụng công nghệ tự động hoá vào sản xuất)
Một số mục tiêu cụ thể của ngành gồm: 100% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (DVCTT toàn trình) được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (trừ các thủ tục hành chính đặc thù của ngành),; tối thiếu 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết TTHC; 100% sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử; tư vấn hỗ trên 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kinh doanh trên 4 các sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ, tư vấn cho trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, mua bán trực tuyến; hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối IoT, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan Nhà nước; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Đặng Duẩn