ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 16:01:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Số hoá, phục vụ vì dân

Báo Cà Mau Ðẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, là nhiệm vụ quan trọng mà huyện Phú Tân triển khai trong nhiều năm qua.

Ông Trương Hoàng Khải, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết: "UBND huyện đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 12/3/2024 về kiểm tra công tác CCHC năm 2024 trên địa bàn huyện. Ðồng thời, UBND huyện ban hành trên 38 văn bản chỉ đạo công tác CCHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Trên cơ sở đó, các địa phương còn những vướng mắc, khó khăn gì thì chỉ đạo khắc phục ngay, ưu tiên nhiều giải pháp đồng bộ, chú trọng đến việc khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân khi giải quyết TTHC, để lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiêu chí xây dựng chính quyền thân thiện".

Hai lần đến bộ phận một cửa xã Tân Hải, huyện Phú Tân, để làm căn cước công dân và hồ sơ xin việc, chị Thạch Thị Bé (ấp Cái Cám, xã Tân Hải) cho biết: "Công việc rất nhiều, đường đi từ ấp lên xã cũng khá xa, tâm lý của người dân khi làm các TTHC là mong muốn được giải quyết sớm. Qua 2 lần đến làm các thủ tục cần thiết, tôi thật sự rất hài lòng".

Năm 2024, UBND huyện Phú Tân công nhận 2 sáng kiến kinh nghiệm được triển khai hiệu quả tại huyện, gồm: “Triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” gắn với công tác CCHC trên địa bàn thị trấn Cái Ðôi Vàm”; “Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trên địa bàn xã Phú Mỹ”.

Hệ thống nhận diện hình ảnh và thông tin dữ liệu công dân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị trấn Cái Ðôi Vàm được triển khai thực hiện tốt.

Hệ thống nhận diện hình ảnh và thông tin dữ liệu công dân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị trấn Cái Ðôi Vàm được triển khai thực hiện tốt.

Ông Lê Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm, cho biết: "Cơ chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết TTHC tiếp tục được thực hiện có nền nếp; chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được nâng lên; kiểm soát TTHC được thực hiện thường xuyên, cập nhật kịp thời. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh. UBND thị trấn tiến hành sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức thị trấn theo đúng số lượng, chức danh, vị trí việc làm; ý thức, trách nhiệm và thái độ giao tiếp, phục vụ được nâng cao... Tất cả góp phần nâng chất lượng CCHC, được người dân trên địa bàn đồng tình, đánh giá cao".

Theo chị Hồ Thị Diễm, công chức Tư pháp - Hộ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm: "Mỗi ngày đơn vị tiếp nhận, giải quyết khoảng 30-50 hồ sơ. Hệ thống nhận diện hình ảnh và thông tin dữ liệu công dân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, thị trấn được triển khai thực hiện tốt. Hầu hết người dân đến được hướng dẫn nhận diện thông qua hình ảnh và dữ liệu công dân hiệu quả, góp phần nâng cao sự hài lòng khi thực hiện TTHC".

Kinh nghiệm của huyện Phú Tân trong nâng cao chất lượng CCHC còn tập trung cho việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với những quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện. Tổ chức đối thoại với người dân và doanh nghiệp, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.


Năm 2023, UBND huyện Phú Tân tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong khối huyện, thành phố về chỉ số CCHC. Ðây là kết quả rất phấn khởi, minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của địa phương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.

 

Loan Phương

 

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.