ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:18:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiến tới thị trường thanh toán trực tuyến

Báo Cà Mau (CMO) Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, bên cạnh vừa sản xuất vừa chống dịch, người dân, doanh nghiệp từng bước quen dần với việc giải quyết TTHC qua môi trường mạng. Và trên nền tảng đó, thanh toán trực tuyến đã và đang đáp ứng nhu cầu, phù hợp với xu thế “thích ứng với dịch”.

Người dân đang từng bước tiếp cận các thiết bị điện tử thông minh hiện đại trong giải quyết TTHC, tiến tới hình thành công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử.

Ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau, thông tin: “Thanh toán trực tuyến hiện nay gồm 3 mảng: thanh toán phí, lệ phí trong giải quyết TTHC, nộp thuế, lệ phí trước bạ và thanh toán dịch vụ công (tiền điện, nước, mạng…). Cả 3 loại hình này đều gắn trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Trong đó, thanh toán tiền điện, nước, tiền mạng... được các doanh nghiệp phát triển trước, thực hiện khá tốt. Theo ngành điện đánh giá, 60% khách hàng có tương tác và nộp bằng hình thức này. Còn loại hình phí, lệ phí trong giải quyết TTHC còn hạn chế”.

Khởi đầu từ năm 2019, khi UBND tỉnh ban hành quyết định sử dụng biên lai tự in, biên lai điện tử, người dân theo đó bắt đầu làm quen với hình thức thanh toán điện tử. Bản chất của thanh toán điện tử khi ấy là ra phiếu thu điện tử. Rồi từ năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, các nền tảng công nghệ, thanh toán trực tuyến bắt đầu phát triển và được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, ông Linh nhìn nhận, người dân vẫn e ngại, chưa có niềm tin với việc thanh toán trực tuyến. Bởi, theo thống kê, hiện có gần 400 TTHC đã tích hợp thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia nhưng chưa có phát sinh giao dịch nhiều, dù Chính phủ, địa phương đã chủ động nâng từng bước, chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán bằng biên lai điện tử thông qua trung gian thanh toán là ngân hàng.

Ông Linh giải thích, cũng khó trách người dân không yên tâm khi nộp hồ sơ hay nộp tiền hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mà kết quả trả về chỉ có dòng tin nhắn xác nhận được gắn trên đó mã QR code. Người dân vẫn quen với nộp hồ sơ trực tiếp, đóng tiền trực tiếp với kết quả trả lại là chứng từ, hoá đơn dấu đỏ. Mặt khác, khả năng tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Họ chưa tiếp cận được các dịch vụ do hạn chế về thiết bị điện tử thông minh.

“Phải xử lý được vấn đề này, quy trình giải quyết TTHC dịch vụ công mức độ 3, 4 mới trọn vẹn được. Ðiều quan trọng là tạo niềm tin, làm sao trong giải quyết TTHC cho người dân tiếp cận thuận lợi nhất, không cần can thiệp nhiều, không cần thao tác nhiều. Mặt khác, phải giải quyết được các dịch vụ đi kèm là thanh toán trực tuyến. Khi làm được hết các quy trình này, đương nhiên thời gian giải quyết TTHC tự động rút ngắn lại”, ông Linh nhấn mạnh.

Trung tâm Giải quyết TTHC đang phối hợp đẩy mạnh hỗ trợ tuyên truyền người dân đa kênh như: phối hợp đặt lịch hẹn giờ, Zalo hành chính công hỗ trợ giải đáp kịp thời để người dân thấy rằng những dịch vụ công cung ứng của Chính phủ, địa phương không phải là lý thuyết, không phải là chương trình, kế hoạch, văn bản giấy mà nó trên thực tiễn thông qua nhiều gói hỗ trợ miễn phí cho người dân. Ðây là một nền tảng rất quan trọng để tiến tới công dân số, doanh nghiệp số.

"Cần hoàn thiện lại cơ sở dữ liệu hạ tầng về thanh toán trực tuyến, kết nối với trung gian thanh toán, làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức người dân, khuyến nghị họ sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Các đơn vị cập nhật kịp thời các thông số, dữ liệu về thanh toán trực tuyến, để người dân thực hiện. Cùng với các đơn vị thanh toán, trung gian thanh toán, ngân hàng hỗ trợ chính sách người dân giảm phí, miễn phí khi người dân tham gia thị trường thanh toán trực tuyến để khuyến khích họ quen dần. Ðồng thời, tận dụng các giải pháp về phòng, chống dịch để hình thành ý thức cho người dân về tuân thủ 5K, từ đó họ sẽ chọn và vận dụng tốt các nền tảng trực tuyến để giao dịch, đó là một điều kiện rất lớn", ông Linh kiến nghị./.

 

Hồng Nhung

 

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Số hoá, phục vụ vì dân

Ðẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng phục vụ, là nhiệm vụ quan trọng mà huyện Phú Tân triển khai trong nhiều năm qua.

Cải cách, nâng chất vì sự hài lòng

Những năm qua, huyện Ngọc Hiển tập trung cải cách hành chính (CCHC) theo hướng sát với điều kiện, tình hình thực tế địa phương, nhằm tạo bước chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nổi bật là việc triển khai các mô hình hiệu quả về cải cách TTHC.

Tăng tốc để nâng mức độ hài lòng

Qua kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của tỉnh cho thấy, các sở, ban, ngành tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Ðặc biệt là các tiêu chí, tiêu chí thành phần về kết quả số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Từ đó, thể hiện rõ nét những thay đổi của tỉnh trong việc đẩy mạnh giải quyết TTHC qua môi trường mạng, ngày càng nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.