ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 15-12-24 04:42:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Báo Cà Mau Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Lễ kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến 10/12/1954 tại Cà Mau.      Ảnh tư liệu

Lễ kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến 10/12/1954 tại Cà Mau. Ảnh tư liệu

Sáng hôm ấy, đồng bào Kinh, Khmer và Hoa kiều ở Cà Mau đem 3 chiếc tàu lớn chạy lên kênh xáng Cái Nhúc, góp sức với những đoàn xuồng, ca nô, đò máy khác, đón rước quân đội Nhân dân và cán bộ dân sự của ta ra thị trấn.

Tiểu đoàn 307, một tiểu đoàn bách chiến bách thắng, thuộc quân chủ lực Nam Bộ, rầm rập tiến quân trên đường phố rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Trừ bộ quân phục màu xanh xám, vừa mạnh vừa thanh nhã, và chiếc nón “chiến khu” vừa đẹp, vừa hùng, đơn vị tiếp thu trang bị hoàn toàn vũ khí và đồ dùng quân sự đã chiếm được trên xác giặc.

Cờ reo mừng trên nóc phố, cờ nhảy múa trên cửa sổ, cờ kiên hùng trên đỉnh cột bùng binh, cộng với cờ uy nghiêm trên nón, trên cánh tay bộ đội, cờ hiền dịu trên ngực từng cán bộ... tạo thành một rừng cờ đỏ thắm.

Phái đoàn sĩ quan liên lạc của ta và Uỷ ban Quân chính thị trấn, cùng với Tổ Liên hợp, do Trung tá Võ Quang Anh, nguyên Tham mưu trưởng Khu 9, dẫn đầu đến nhận lãnh những cơ sở do Pháp giao lại, dưới sự chứng kiến của Tổ Quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến: toà hành chính, nhà bưu điện, sở thương chánh, phòng nhì, phòng thông tin, phòng tác động tinh thần... lần lượt do quân đội ta canh gác. Ðoàn xe Zeep đi đến đâu đồng bào đều ùn ùn đổ ra hai bên đường, hoan hô không dứt. Trong những tiếng hoan hô Tổ Quốc tế, Tổ Liên hợp, phái đoàn sĩ quan liên lạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Uỷ ban Quân chính thị trấn, người ta còn nghe xen lẫn những tiếng “Hoan hô Việt Minh!”, “Việt Minh muôn năm!”. Ðó là những khẩu hiệu nồng nhiệt nhất của đồng bào Hoa kiều. Ðáng chú ý là tuyệt đối không nghe một tiếng hoan hô phái đoàn sĩ quan Liên hiệp Pháp, mặc dù chúng cứ tìm cách “ăn gian”, cho xe cắm cờ tam sắc chạy lấn ra lề đường mong được đồng bào “ủng hộ”. Nhưng, chúng càng lấn ra, thì chúng càng thêm nhục, vì trẻ em và cả người lớn đều day chỗ khác, hoặc chửi, hoặc phun nước miếng: "Ðồ ăn cướp..."; "Ði mau..."; "Ai thèm hoan hô mầy"; "Ðả đảo"...

Ðiều đó đã nói lên rằng, suốt nhiều năm kìm kẹp Nhân dân ta, địch chỉ đào sâu thêm cái thù cái oán, chớ chúng không thể nào biến đổi được tinh thần yêu nước thiết tha của một giống nòi bất khuất.

4 giờ chiều.

Không khí oi bức. Mùi sình thối của đường mương, mùi hôi hám của những đống rác cao nghệu, mùi ngột ngạt của dầu mỡ lâu ngày bốc lên khó chịu. Nhưng những thứ đó vẫn không khó chịu căm ghét bằng những thằng mũi nhọn, mắt đục ngừ, đội ca lô xanh viền đỏ, mang bờ-ra-sa tam sắc. Thật là quân đê tiện! Chúng đã lén chở máy đèn, máy nước theo luôn, nên bây giờ chúng phải gầm mặt tại đây mà chịu, khi Tổ Quốc tế chất vấn về hành động trái phép ấy.

Một đêm không ánh điện, đồng bào tưởng giặc khoá máy lại, ngờ đâu giờ lòi mặt gian lận chúng ra. Lập tức đồng bào tập hợp, biểu tình rầm rộ. Họ kéo tới trước Tổ Quốc tế và phái đoàn Liên hiệp Pháp hô những khẩu hiệu:

- Yêu cầu Tổ Quốc tế có thái độ về sự ngang ngược của Pháp.

-  Ðả đảo Liên hiệp Pháp không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ!

-  Phải trả lại máy đèn, máy nước!

Cơn phẫn nộ sôi lên sùng sục. Ðồng bào vừa hô khẩu hiệu vừa tràn tới đấu tranh quyết liệt. Nhiều em bé, tay cầm cờ đỏ sao vàng, tay cầm đá liệng vào xe Zeep của phái đoàn Liên hiệp Pháp. Một tên trung uý nguỵ hoảng hốt mọp xuống gầm xe và gỡ 2 cái sọc vàng trên vai giấu mất, khi các em bé tấn công:

- Ðả đảo Việt gian! Kéo thằng Việt gian đó xuống!

Ðơn vị cảnh binh của ta phải cố gắng giữ trật tự cho Tổ Quốc tế làm biên bản, đồng thời nhã nhặn khuyên đồng bào bình tĩnh, giữ được sự ôn hoà.

(Còn tiếp)

 

Nguyễn Mai

 

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.

Các anh về với đất mẹ xứ Đầm

Anh Sáu Phước (Lê Hoàng Phước), nguyên Giám đốc VNPT Cà Mau, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, gọi điện cho tôi, giọng xúc động: “Tổ chức “Trái tim người lính” phục dựng và trao tặng lại di ảnh của 2 liệt sĩ Lê Tấn Tài và Lê Tấn Lộc, 2 người anh ruột của anh Sáu Phước, tại gia đình. Em liên hệ đoàn theo chuyến này để cùng mọi người đón các anh về với gia đình, với quê hương Đầm Dơi sau mấy chục năm trời”.

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.