ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 08:01:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết

Báo Cà Mau Chúng ta từng biết Cà Mau không phải là vùng đất hoang sơ “khỉ ho cò gáy”, dân trí thấp kém như một vài “học giả” không sát thực tế đã từng nói. Cũng như không phải nơi tận cùng “hải giác thiên nhai” để cho mãnh thú và tội đồ từ các nơi đến ở với “lính trốn và trốn lính” theo một vài cuốn sách nào đó, làm lem ố những dòng lịch sử chói ngời của vùng đất thiêng, bao phen làm điểm tựa cho lịch sử cả miền đồng bằng Nam Bộ.

Ðây là bức tượng cách điệu hình ảnh cuộc tiễn đưa đầy xúc động, kẻ ở người đi đầy lưu luyến tại cửa sông Ông Ðốc. Ảnh: HỒNG NHUNG

Ðây là bức tượng cách điệu hình ảnh cuộc tiễn đưa đầy xúc động, kẻ ở người đi đầy lưu luyến tại cửa sông Ông Ðốc. Ảnh: HỒNG NHUNG

Cà Mau, dù khiếm khuyết đường bộ, nhưng trời cho một mạng lưới sông ngòi “thắt rế” vào đất liền, nối cuộc sống đất liền thông lưu ra biển Ðông và biển Tây bằng hàng trăm con sông lớn, nhỏ. Kỳ diệu nhất là sông Cửa Lớn, hai đầu đều giáp biển, với độ dài hơn 50 cây số, chứa đựng cơ man nào là chiến tích từ thời hùng binh Tây Sơn dùng chiến thuyền tìm diệt Nguyễn Ánh.

Cửa Khoa Giang (sau này là sông Ông Ðốc) từng là chiến trường của hai bên - mà Nguyễn Ánh là quân bại trận bị truy đuổi. Quân Tây Sơn dựng trại (phía đồn biên phòng ta bây giờ) để canh giữ biển Tây và những năm nửa cuối thế kỷ XVIII. Một thế kỷ sau, những năm 1872-1875, trinh sát nghĩa quân Ðỗ Thừa Luông, Ðỗ Thừa Tự từng tổ chức thu mua vũ khí ở Xiêm La chuyển về Cái Tàu qua vàm sông Ông Ðốc. Lịch sử dân tộc ta lại gặp nhau ở đây, khi ta chọn Cà Mau - sông Ông Ðốc làm nơi tập kết (200 ngày và bến tiễn đưa).

Do những hội tụ về lịch sử và địa lợi như vậy, Cà Mau đương nhiên là chiến khu hùng mạnh của cuộc đánh Pháp, che chở và gánh vác trên “đôi vai tràm đước bạt ngàn” bao nhiêu nghĩa vụ chung, không một lần từ nan thối thoát. Vì sao chúng ta có một Cà Mau với khu tập kết 200 ngày và bến tập kết sông Ông Ðốc làm điểm tựa kỳ diệu và lâu bền cho lịch sử chiến tranh vệ quốc ở phương Nam vào đầu xuân 1955 như vậy?

Ðây là một đề tài lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, cần có thời gian để phân tách và chung hợp theo một cách nhìn mới. Ở bài này, chúng ta chỉ phác hoạ đường trôn ốc của chu kỳ lịch sử vùng tập kết (từ ngày 1/8/1954: khi một bộ phận Tiểu đoàn 307 cùng phối hợp các lực lượng Uỷ ban Liên hợp vào tiếp quản Cà Mau, Tắc Vân, Hộ Phòng, Giá Rai và Hoà Bình, trên Quốc lộ 4. Cho đến ngày 10/2/1955, chuyến tàu cuối chở quân ta rời bến sông Ông Ðốc).

Cho tới giờ này, những tư liệu tham khảo mà ta đang đọc, những con số về các chuyến xuất phát đầu tiên và cuối cùng, vẫn chưa khớp nhau. Song, điều đó không còn quan trọng nữa, bởi chúng ta muốn nhìn lại cuộc tập kết (chớ không phải chuyến tàu tập kết) để có thể cùng rút ra bài học gì cho lịch sử vệ quốc. Thứ đến, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tây Nam Bộ và tỉnh Cà Mau (bấy giờ là Bạc Liêu) đã thể hiện vai trò gì ở thời điểm cột mốc đó. Việc đưa các cháu thiếu nhi đi học, cùng hàng vạn tấn lương thực ra Bắc hết sức có ý nghĩa chiến lược ở thời điểm kết thúc chiến trận cũ, bắt đầu chiến trận mới, với kẻ thù mới. Chúng ta đã từng có rất nhiều tư liệu về Mỹ “sang tay” thực dân Pháp. Cuộc hội nghị đầu tiên ở Chắc Băng đã cử đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư, với một tập thể đủ mạnh về trí tuệ và mưu lược cách mạng. Từ bộ tham mưu này, ta đã từng bước chuyển khó khăn ra thắng lợi, mà trước hết tạo ngay một thế mạnh để dựa vào.

Thứ nhất: Cấp đất cho nông dân. Việc làm này khiến bà con nông dân hết lòng theo Ðảng, dốc sức chiến đấu với Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định, trường kỳ kháng chiến đến ngày toàn thắng.

Thứ hai: Ta chọn súng tốt chôn giấu để lại. Cà Mau tiếp nhận 2.000 khẩu, cộng với 6 tấn vũ khí từ Trung ương đưa ngược vào (theo các chuyến tàu nước bạn Liên Xô, Ba Lan chạy vu hồi vô Nam). Cùng nhiều máy móc, phương tiện thông tin cho cơ quan chỉ đạo. Nhờ vậy, mấy năm sau, ta có súng trang bị các đơn vị vũ trang đầu tiên. Những hầm súng của ta như kho báu, hết sức cần.

Thứ ba: Xứ uỷ theo lệnh Trung ương, chọn cán bộ thích hợp với tình hình mới, lên danh sách bí mật để lại miền Nam, trong đó có đồng chí Bí thư Xứ uỷ Lê Duẩn (xuống tàu lớn cho mọi người thấy, rồi trước khi tàu nhổ neo, bố trí rước đồng chí trở lại với Cà Mau...).

Thứ tư: Bảo vệ chu toàn cho đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ - Lê Duẩn ở Cà Mau bằng lòng dũng cảm, tình thương yêu của Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau. Giặc ra sức truy tìm để tiêu diệt đầu não của ta, còn dân ta thì ra sức bảo vệ bằng bất cứ giá nào. Riêng ở Cà Mau, đã có hơn 20 cơ sở nuôi chứa đồng chí Lê Duẩn - cũng chính là nuôi chứa, bảo vệ cơ quan Xứ uỷ Nam Bộ sau những tháng năm tập kết. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa địch - ta ở Cà Mau, tạo những suy nghĩ cho bước khởi thảo Ðề cương Ðường lối Cách mạng miền Nam của tác giả Lê Duẩn.

Thứ năm: Song song phát động và tổ chức phong trào đấu tranh chính trị, đưa người của ta vào lòng giặc, giảm bớt mức độ ác ôn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ và đàn áp bắn giết quần chúng, ta tổ chức giáo phái (lực lượng vũ trang ngầm) và hoạt động diệt ác phá kìm, giải thoát cán bộ và Nhân dân bị giặc bắt. Duy trì nếp sống cách mạng, vũ trang tuyên truyền với danh nghĩa “Hoà Hảo dân xã” chống Mỹ - Diệm. Cà Mau là nơi tái xây dựng lực lượng vũ trang sớm nhất, phục vụ cho cuộc nổi dậy theo Nghị quyết 15 - Ðồng khởi.

Thứ sáu: Mở đường ra Bắc, liên hệ với Trung ương bằng tuyến biển (phát huy ưu thế Cà Mau) do đồng chí Bông Văn Dĩa và 6 đồng chí khác, dùng ghe buồm có gắn máy, xuất phát từ rạch Cái Mòi (Mũi Cà Mau) ngày 1/8/1961. Chuyến đi đặc biệt thành công, tạo tiền đề tốt đẹp cho việc thiết lập con đường mang tên Bác Hồ trên biển. Ðoàn 962 và Ðội tàu không số của Hải quân Việt Nam anh hùng là chuỗi nối dài sau đó.

Thứ bảy: Sau Ðồng khởi 1960, các Tiểu đoàn U Minh 306, 207 pháo cao xạ khu Tây Nam Bộ (18 khẩu 12 ly 7) đã tiêu diệt cứ điểm Chà Là vào 0 giờ ngày 23/11/1963 chào mừng Kỷ niệm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa. Ta đánh bại quân cứu viện, diệt trên 600 tên địch, bắn rơi 19 máy bay các loại, thu hàng trăm súng và 500 chiếc dù (trận đầu ta bắn rơi nhiều máy bay địch và đánh bại quân tổng dự bị trung ương nguỵ). Cùng lúc diệt hàng loạt chi khu (Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là) là kỳ công lớn nhất của ta năm 1963, phá huỷ toàn bộ hệ thống cứ điểm vững chắc, diệt sạch 5 đợt quân tiếp viện, khiến cho địch lo sợ.

Có thể nói, sau khi ta chuyển quân tập kết tại bến sông Ông Ðốc, cho đến chiến thắng Liên chi khu Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Ðảng bộ và quân dân Cà Mau - Tây Nam Bộ đã “tựa máu mình đứng dậy” theo hướng đi từ kinh nghiệm đấu tranh của chính bản thân phong trào mình đúc kết thành đường lối cách mạng miền Nam, đánh dấu bằng chiến thắng lẫy lừng sau tập kết gần một thập niên.

Những đặc điểm và bài học lịch sử trên đây lại hội tụ ở Cà Mau, vì Cà Mau trên thực tế được chọn làm điểm tựa vững chắc và lâu bền cho nhiều giai đoạn cách mạng, mà chúng ta cùng trải qua bằng sự hy sinh vô bờ bến và niềm tự hào thôi thúc.

Bảy đặc điểm nói trên là một thể thống nhất, khó tách rời; nhân quả quyện chặt nhau giữa trong - ngoài, sau - trước. Từ bước đi đúng hướng, đúng thời điểm này, cuộc tập kết của ta ở cửa sông Ông Ðốc nghiễm nhiên là cột mốc lịch sử. Nhìn lại lịch sử để chúng ta có thể tìm ra sức mạnh và niềm tin về một Cà Mau trong vai trò chung của vùng đất./.

 

Nguyễn Bá

 

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.