ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 01:32:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiết kiệm để làm việc nghĩa - Bài 1: Xung kích sửa đường

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm là một phần quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Người, có giá trị khoa học và nhân văn to lớn. Trong bối cảnh sự lãng phí tràn lan hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm càng trở nên giá trị và mang tính thời sự. Ở loạt bài này, chúng tôi viết tiếp những câu chuyện tiết kiệm làm việc nghĩa của người dân Cà Mau, để thấy rằng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được lan toả sâu rộng, đời thường nhưng rất thiết thực.

Bài 1: Xung kích sửa đường

Chuyện vá lộ ở Cà Mau nghe qua không còn xa lạ, song mỗi khi nhắc đến ai nấy đều trân quý và có cảm tình. Bởi, những người làm công việc thầm lặng này không quản cực nhọc, trích trợ cấp, tiết kiệm chi tiêu, cùng góp tiền, góp sức “trị thương” cho bao con đường, giúp bà con thuận tiện lưu thông.

Chính suy nghĩ tích cực, hành động tốt đẹp ấy làm lan toả thêm nhiều việc làm tử tế vì cộng đồng, vì quê hương.

Miệt mài cống hiến

Ði ngang ấp Tấn Ngọc Ðông (xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi) giữa nắng trưa, trên đường, tôi gặp các cô, các chú cựu chiến binh, người đi bộ, chạy xe đạp, xe máy xách theo lỉnh kỉnh đồ nghề làm hồ. Hiếu kỳ theo sau, đến một đoạn cống vuông tôm bị sụp lún, ở đó có cát, đá, xi-măng… đã được chuyển đến. Mọi người chia nhau xách nước, khiêng vật tư, trộn hồ, tráng bóng… một cách thuần thục. Chẳng mấy chốc con lộ được vá bằng phẳng, đẹp mắt. Tranh thủ lúc cô, chú ngồi nghỉ ngơi, uống nước bên gốc cây, tôi lân la tìm hiểu và được nghe kể về chuyện vá đường.

Một đoạn cống vuông tôm bị sụp lún, các thành viên của Tổ xung kích vá đường ấp Tấn Ngọc Ðông, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, nhanh chóng sửa chữa, để bà con thuận tiện lưu thông.

Hồi năm 2020, một đoạn lộ dài gần 20 m của tuyến kênh Nông Trường bị sạt lở, lại sắp đến ngày tổ chức Ðại hội Ðảng bộ xã, nếu không nhanh chóng khắc phục, sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của đại biểu. Các cô, chú xung phong đảm nhận khắc phục tuyến đường này, người dân xung quanh thấy thế cũng đồng lòng góp sức, giúp giảm chi phí nhân công mà lại sửa chữa kịp thời.

Rồi nhờ cơ duyên mà nhiều người trở thành những người thợ tay ngang. Vào năm 2015, một vài đoạn lộ trên địa bàn ấp xuất hiện nhiều “ổ gà”, ông Liêu Văn Phát (hiện là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp) trăn trở, nếu không có lực lượng kịp thời lấp vá thì thời gian ngắn sẽ thành “ổ voi”, kinh phí sửa chữa càng tốn kém.

Tại cuộc họp thường lệ hội viên cựu chiến binh, ông Phát bày tỏ, lộ bê-tông về nông thôn, đánh dấu sự phát triển của quê hương. Ðối với những người từng trải qua bom đạn chiến tranh càng hiểu hơn đó là món quà quý giá không hiển nhiên có được, mà là sự góp công dựng xây của bao thế hệ. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, để đường quê thêm sạch đẹp, thông thoáng. Ðề xuất thành lập Tổ xung kích vá đường được mọi người giơ tay tán thành.

Thành viên Tổ xung kích vá đường là những cựu chiến binh một thời ngang dọc nơi chiến trường. Trên mặt trận kinh tế, những người lính thời bình tiếp tục nỗ lực gầy dựng cuộc sống ấm no và đóng góp cho quê hương bằng những hành động thiết thực. Mấy năm qua, các thành viên của tổ vẫn miệt mài trên những đoạn đường hư hỏng, mang đến sự an toàn, thuận tiện cho bao dòng người lại qua.

Dành dụm tiền vá đường

Chi phí thực hiện công việc nghĩa tình này là do các cựu chiến binh trong tổ, trong ấp tự nguyện đóng góp, có người trích từ khoản trợ cấp hàng tháng dành cho thương binh, có người tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, dành dụm tiền vá đường.

Ông Lâm Xuân Lâm (thương binh 4/4) đã ngoài 70 tuổi, sống bằng nghề buôn bán bánh kẹo cho học sinh. Sức khoẻ không ổn định nhưng ông vẫn tham gia tổ vá đường. Hàng tháng, khi nhận tiền trợ cấp thương binh hơn 1,5 triệu đồng, ông đều dành 50.000 đồng, góp vào cùng đồng đội vá đường. Kinh tế không mấy khá giả, vậy mà năm rồi, vợ chồng ông Lâm còn hiến 2 công đất để mở rộng trường tiểu học, với mong muốn để các cháu được học tập trong ngôi trường khang trang, rộng rãi hơn.

Nhiều hội viên điều kiện kinh tế không mấy khả giả, thậm chí khó khăn nhưng khi nghe đi vá lộ là sẵn sàng có mặt. Bà Nguyễn Thị Lan bộc bạch: “Tôi đi lột tôm mướn cho công ty, có lương là dành dụm riêng, để khi cần sửa lộ thì đóng góp cùng mọi người, lúc được nghỉ tôi tranh thủ phụ đồng đội xách nước, khiêng đá. Nhìn thấy người dân, học sinh tới lui thuận tiện mình cũng vui trong lòng”.

Tổ xung kích vá đường đảm nhận thêm nhiệm vụ phát dọn cỏ, chăm cho đường đẹp, thông thoáng.

Khi có đoạn lộ cần sửa chữa, tuỳ điều kiện mỗi cựu chiến binh góp từ 30.000-50.000 đồng để mua vật tư. Số tiền mỗi người góp vào tuy không bao nhiêu nhưng nhiều người đồng lòng, cùng làm việc tốt sẽ trở nên ý nghĩa, vô giá và lan toả hành động đẹp.

Ông Liêu Văn Phát, Tổ trưởng Tổ xung kích vá đường, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi việc mình làm được địa phương và người dân ủng hộ, ngày càng có nhiều người góp kinh phí, vật tư để tổ duy trì công việc. Qua đây chúng tôi hy vọng mọi người nâng cao ý thức tự bảo quản con lộ qua nhà mình, thường xuyên dọn cỏ, trồng cây cảnh ven đường, để tạo cảnh quan nông thôn sạch, đẹp”.

Ông Phạm Minh Triều, Bí thư Chi bộ ấp Tấn Ngọc Ðông (xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi), cho biết, gần 7 năm qua, Tổ xung kích vá đường đã vá khoảng 120 đoạn lộ bong tróc, sụp lún, ước tính chi phí hơn 40 triệu đồng. Trong đó, hội viên đóng góp hơn 12 triệu đồng, số tiền còn lại do chi bộ vận động người dân, mạnh thường quân, doanh nghiệp hỗ trợ. Mặc dù các cô, chú đã lớn tuổi, có người còn là thương binh, nhưng vẫn rất nhiệt huyết, khi hay ở đâu có lộ bị hư là bắt tay lấp vá. Họ xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học hỏi, noi theo.

Năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho Chi hội Cựu chiến binh ấp Tấn Ngọc Ðông và 5 cá nhân của Tổ xung kích vá đường. Với số tiền thưởng của tập thể là 3 triệu đồng, những cựu chiến binh U70 bàn bạc mua 1 máy phát cỏ 2 triệu đồng, phần còn lại để dự phòng cho việc vá đường. Từ đây, Tổ xung kích vá đường đảm nhận thêm nhiệm vụ phát dọn cỏ, chăm cho đường đẹp, thông thoáng./.

 

Mộng Thường

BÀI 2: HÀNH ÐỘNG NHỎ GIÚP BAO NGƯỜI

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.