ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 04:54:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tìm giải pháp gỡ khó trong giao đất, giao rừng

Báo Cà Mau Không lập phương án, lập phương án không đúng, chưa lập phương án nhưng đã giao đất, giao rừng, đây là những tồn tại hạn chế cần khắc phục được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề về giải quyết khó khăn, vướng mắc, khắc phục các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; lập phương án giao đất, giao rừng; giao đất, cho thuê đất chưa gắn với giao đất, giao rừng và các vấn đề khác có liên quan diễn ra sáng nay, 16/5 . Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành 54 quyết định, với tổng diện tích hơn 24.353,33 ha về việc thu hồi đất của các đơn vị giao cho UBND cấp xã thuộc các huyện có rừng trong tỉnh để lập thủ tục giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo tại hội nghị, nhấn mạnh việc rà soát tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả những vướng mắc trong giao đất, giao rừng.

Tuy nhiên, qua rà soát, có 4/54 quyết định không lập phương án, giao đất, giao rừng theo quy định tại Nghị định số 163/ 1999 /NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chỉnh phủ; 31/54 quyết định chưa được UBND cấp huyện đã phê duyệt phương án giao đất; 19/54 quyết định chưa được UBND cấp huyện phê duyệt phương án giao đất. Trong đó, 17/54 quyết định, chưa lập và phê duyệt phương án giao đất nhưng đã thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và 2/54 quyết định UBND cấp xã chưa lập phương án giao đất để trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, nêu lên những khó khăn, vướng mắc và các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, lập phương án giao đất, giao rừng và cho thuê đất.

Về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 24.353,33 ha, UBND huyện đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 14.255,28 ha, còn lại 8.916,49 ha UBND các huyện chưa giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1.181,67 ha do các tổ chức và UBND cấp xã quản lý.

Ngoài ra, chưa thực hiện việc cắm mốc và bàn giao ranh giới khu đất ngoài thực địa cho địa phương quản lý. Đặc biệt, tổng diện tích giao đất theo quyết định UBND tỉnh không trùng khớp với diện tích đất thực tế các địa phương quản lý.

Đào mương kê liếp trồng rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ. (Ảnh minh hoạ).

Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn UBND các huyện thực hiện chỉnh lý, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất lâm nghiệp chưa đúng quy định.  

Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nêu rõ, tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chưa chặt chẽ, chính xác trong tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp huyện thực hiện. Mặc dù, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề ra các giải pháp khắc phục, nhưng chưa có lộ trình cụ thể.

Phó chủ tịch chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh những vướng mắc, tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Đồng thời, đề ra kế hoạch xử lý công việc theo lộ trình và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật; bổ sung, điều chỉnh các phương án giao đất, giao rừng cho đúng đối tượng theo phương án.

Phó chủ tịch UBND tỉnh giao tổ công tác 47 đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể, đến 15/6 phải hoàn thành và hướng dẫn các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc, dứt điểm tình trạng này vào cuối năm nay./.

                                                         Trung Đỉnh

 

 

 

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

49 dự án tham gia vòng sơ tuyển CamaUP’24

Chiều 19/9, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) chủ trì vòng sơ tuyển Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2024 (CamaUP’24 - Think green for sustainable startup).