ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 18:21:43

TP Cà Mau đủ sức tiếp cận tiêu chuẩn đô thị loại I

Báo Cà Mau Ðó là khẳng định của ông Bùi Tứ Hải, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau. Vượt qua những khó khăn ở thời điểm mới thành lập, công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị của thành phố đạt được những thành tựu rất quan trọng. Không gian đô thị được quy hoạch mở rộng, gắn với chỉnh trang, nâng cấp, làm cho diện mạo thành phố thay đổi về nhiều mặt, hoàn thành các tiêu chí và được Chính phủ công nhận đô thị loại II vào năm 2010. Ðến nay, sau hơn 10 năm được công nhận là đô thị loại II, TP Cà Mau đã vượt xa các tiêu chuẩn của đô thị loại II, tiếp cận các tiêu chuẩn của đô thị loại I theo các nội dung Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, ngày 15/5/2016, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

- Ông có thể cho biết các chiến lược để thúc đẩy TP Cà Mau phát triển nhanh, đồng bộ, đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025?

Ông Bùi Tứ Hải: Thứ nhất là tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động và tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thành phố, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trở thành đô thị loại I vào năm 2025.

Thứ hai là hoàn chỉnh công tác quy hoạch, định hướng phát triển của TP Cà Mau. UBND tỉnh đang thực hiện quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng phát triển TP Cà Mau như sau: TP Cà Mau là 1 trong 4 cực phát triển đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau, là trung tâm năng lượng dịch vụ dầu khí quốc gia, dịch vụ sinh thái và chế biến, chợ đầu mối thuỷ sản của vùng; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo của tỉnh.

TP Cà Mau đang từng bước tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị loại I. Ảnh: LAM KHÁNH

Ðể đáp ứng các yêu cầu phát triển của TP Cà Mau, hiện nay, Sở Xây dựng phối hợp với UBND thành phố triển khai thực hiện điều chỉnh chương trình phát triển đô thị TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu là rà soát việc quy hoạch xây dựng đô thị, xác định nhu cầu cần đầu tư tăng thêm để TP Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại I.

Ðồng thời, để xây dựng TP Cà Mau đồng bộ về hạ tầng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt hoặc triển khai lập các quy hoạch, đề án: Quy hoạch thoát nước của TP Cà Mau đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Ðề án ngầm hoá các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2021-2025, định hướng phát triển đến năm 2030; Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Ðề án di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư, đô thị chuyển vào khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2030; Ðề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2021-2030. Ðây là khung định hướng để xây dựng, phát triển hạ tầng của thành phố.

- Nguồn vốn đầu tư để phát triển TP Cà Mau được hoạch định như thế nào, thưa ông?

Ông Bùi Tứ Hải: Hiện tại, nguồn lực tự chủ của TP Cà Mau là các công trình dự án thuộc nguồn lực tự chủ của thành phố giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư là 1.270 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ thành phố gần 800 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn là điều kiện để thành phố tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, trường học, các khu đô thị mới; xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng thành phố thông minh.

TP Cà Mau được đầu tư xây dựng nhiều khu dân cư cao cấp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ảnh: L.KHÁNH

Về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh của các dự án triển khai trên địa bàn TP Cà Mau, trong tổng vốn đầu tư 21.500 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh Cà Mau, đã phân bổ hơn 15 ngàn tỷ đồng để đầu tư các công trình trên địa bàn thành phố hoặc kết nối với thành phố, chiếm 70% tổng vốn được phân bổ. Ðây là động lực quan trọng để hoàn thiện hạ tầng của TP Cà Mau theo các tiêu chí của đô thị loại I.

Các dự án sử dụng nguồn vốn Trung ương dự kiến triển khai thi công giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố là 4.549 tỷ đồng. Dự án xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn đi qua TP Cà Mau với tổng vốn đầu tư 1.725 tỷ đồng, hiện nay đang triển khai thi công. Dự án sẽ kết nối với đường Vành đai 3 TP Cà Mau, đường hành lang ven biển phía Nam, tạo thành một trục giao thông bao quanh thành phố.

Xây dựng các tuyến kè trong nội ô thành phố với kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng, chiều dài hơn 9 km theo quy hoạch, bao gồm các đoạn: Từ cầu Phan Ngọc Hiển đến cống Cà Mau; từ Công viên Tiểu cảnh Phường 2 đến giáp Phường 1 và đoạn từ kênh Rạch Rập (Phường 8) đến cầu Tạ Uyên. Dự án đường hành lang ven biển phía Nam được đấu nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đình Tân Hưng (xã Lý Văn Lâm), kết nối Quốc lộ 1 với chiều dài 9,4 km, tổng mức đầu tư 1.324 tỷ đồng.

Dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế triển khai trên địa bàn TP Cà Mau, giai đoạn 2021-2025, với tổng vốn đầu tư 1.906 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố, có giá trị khoảng 556 tỷ đồng, đây là một trong những dự án quan trọng trên địa bàn thành phố, góp phần cho thành phố đạt tiêu chí đô thị loại I trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, cải thiện môi trường.

Dự án phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Mekong - TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, tăng tính kết nối, cải thiện khả năng tiếp cận với hệ thống hạ tầng đô thị, giảm ngập và cải thiện môi trường TP Cà Mau thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng mức đầu tư 58,6 triệu USD (tương đương 1.350 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới chiếm 77%, vốn đối ứng chiếm 23%).

- UBND tỉnh đã ban hành Ðề án Phát triển kinh tế đêm đến năm 2025. Xin ông cho biết, hiện chúng ta đã có những bước chuẩn bị gì để đẩy mạnh đề án này?

Ông Bùi Tứ Hải: Trên địa bàn TP Cà Mau hiện có 3 trung tâm thương mại và mua sắm lớn như: Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, Vincom Plaza Cà Mau, Sense City Cà Mau và 5 hệ thống siêu thị: Co.opmart Cà Mau, Vinmart Cà Mau, Ðiện máy nội thất Chợ Lớn Cà Mau, Ðiện máy nội thất Chợ Lớn Cà Mau - Chi nhánh 2, Ðiện Máy Xanh, là loại hình kinh doanh hiện đại, đa chức năng; cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị trình độ quản lý; có phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng, góp phần quan trọng cho các hoạt động kinh tế đêm của thành phố.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 47 khách sạn, 16 nhà hàng, khu ẩm thực đêm, khu trò chơi trẻ em... đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn uống và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài địa phương.

Về định hướng lâu dài để thực hiện Ðề án Phát triển kinh tế đêm, thành phố sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn có liên quan tham mưu, nghiên cứu, rà soát đề xuất quy hoạch những khu vực, địa điểm có khả năng phát triển kinh tế đêm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nghiên cứu, tổ chức các hoạt động kích cầu mua sắm ban đêm, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh ban đêm trên địa bàn thành phố. Từ đó góp phần tích cực vào kết quả thực hiện Ðề án Phát triển kinh tế đêm trên địa bàn TP Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Xin cảm ơn ông!

 

Lam Khánh thực hiện

 

Cà Mau sẵn sàng đón khách đến với Festival Tôm

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023 là sự kiện có quy mô cấp khu vực, sẽ được diễn ra từ ngày 10-13/12 và đúng vào cao điểm của du lịch tết Giáp Thìn 2024. Theo dự báo của ngành du lịch, lượng khách đến Cà Mau sẽ tăng khá mạnh, các dịch vụ sẽ phải hoạt động hết công suất.

Nông trại rau sạch công nghệ cao

Những năm gần đây, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thuỷ canh đã được áp dụng ở Cà Mau nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Riêng anh Phạm Văn Biển (sinh năm 1973, ở Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau) chọn đầu tư mô hình này với quy mô lớn theo chuẩn VietGAP OCOP 3 sao, cung cấp độc quyền cho hệ thống siêu thị ở Cà Mau mỗi tháng trên 2 tấn các loại rau sạch.

Điểm tựa cho phụ nữ nghèo khuyết tật

Chị Lê Thị Hồng Phương (sinh năm 1967, là Chi uỷ viên chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Cà Mau làm tình nguyện viên hỗ trợ người khuyết tật. Bằng tình thương và trách nhiệm của một đảng viên, chị đã tiên phong, sáng tạo, tập hợp các chị em phụ nữ khuyết tật ở địa phương, tạo công ăn việc làm để các chị em có thu nhập, tự tin hoà nhập với cộng đồng, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Tăng giá trị tôm - rừng

Vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế về tôm sạch ở Cà Mau đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Mô hình này vừa nâng cao giá trị sản phẩm, tạo được chuỗi liên kết và cải thiện đời sống cho người nuôi tôm.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân

Ngày 29/11, Hội Nông dân TP Cà Mau tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân. Đây là Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” thứ 2 của thành phố.

Truyền hình trực tiếp khai mạc Festival Tôm Cà Mau trên sóng VTV1 vào 20h10 ngày 10 tháng 12

Chiều 29/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo các sở, ngành có buổi làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ và đơn vị thực hiện sự kiện, để trao đổi một số nội dung liên quan đến kịch bản khai mạc Festival Tôm 2023.

Nỗ lực duy trì nghề truyền thống

Ngoài làng nghề sản xuất muối ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi còn có một số nghề truyền thống khác như nghề dệt chiếu, nghề rèn... nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một số người dân đã và đang nỗ lực để duy trì, bảo tồn nghề.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên tôm

Từ đầu năm đến nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, với diện tích thiệt hại 105,6 ha. Ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực phòng dịch, giảm thiệt hại nhưng nguy cơ mầm bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Ðảm bảo hàng hoá phục vụ thị trường Tết

Sắp bước vào cao điểm mua sắm tết Nguyên đán, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã bắt đầu ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.