ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:21:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Triển vọng sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau (CMO) “Năm 2020, tỉnh Cà Mau có 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 3 sản phẩm OCOP 4 sao, còn lại 3 sao. Kế hoạch năm 2021, tỉnh sẽ có thêm 30 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, tuy nhiên, đến thời điểm này, các địa phương đã đăng ký mới 49 sản phẩm/28 chủ thể, trong đó có 4 sản phẩm/3 chủ thể đăng ký tham gia nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Với đà này, có thể sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra về sản phẩm OCOP năm 2021”, ông Ðỗ Vũ Thiên Ân, Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), thông tin.

Đến nay, có 18 sản phẩm của 11 chủ thể hoàn thiện hồ sơ, sẵn sàng tham gia OCOP đợt 1/2021. Ðiều đáng ghi nhận là trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chủ thể tham gia OCOP gặp nhiều khó khăn, song các chủ thể đã nỗ lực, cố gắng khắc phục, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình hội đồng cấp huyện, tỉnh đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Vượt khó, đạt mục tiêu OCOP

Theo ông Ðỗ Vũ Thiên Ân, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát liên tục, phức tạp, các ngành chức năng không thể tổ chức các hoạt động tập trung đông người, dẫn đến không thể tập huấn, hướng dẫn chủ thể tham gia OCOP. Cùng với đó là khó khăn của chủ thể trong công tác làm hồ sơ, đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh (SXKD), định hình kế hoạch SXKD…

“Song, các chủ thể đã nỗ lực khắc phục khó khăn, cùng sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn, giúp các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng yêu cầu đặt ra”, ông Ðỗ Vũ Thiên Ân chia sẻ.

Năm nay Cà Mau có chủ thể tham gia 3 sản phẩm OCOP làm từ da cá sấu (ví, thắt lưng, dép).

Ông Mạch Văn Nhỉ, Giám đốc Công ty TNHH MTV SXTM Xuất khẩu Ðại Phát (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), cho biết: “Trong điều kiện hết sức khó khăn do dịch bệnh, công ty có trên 70 công nhân tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, nhằm đảm bảo đủ lượng hàng cung ứng ra thị trường. Mặt khác, công ty tranh thủ sắp xếp thời gian, đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hồ sơ, phương án SXKD trình hội đồng kịp thời. Ðợt 1/2021, công ty tham gia 5 sản phẩm OCOP gồm: nước mắm Mạch Long loại 1, loại 2, loại 3; loại 40 độ đạm; loại 50 độ đạm. Công ty đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, góp phần vào bữa ăn gia đình thêm ngon, gắn kết yêu thương”.

Theo kế hoạch năm 2021, huyện Cái Nước đăng ký 6 sản phẩm OCOP, nhưng đến thời điểm này đã có 12 sản phẩm của 4 chủ thể đăng ký tham gia. Riêng đợt 1 có 6 sản phẩm của 2 chủ thể đã hoàn thành hồ sơ, trình hội đồng chấm điểm, đánh giá xếp hạng.

“Thực tế cho thấy, dù các chủ thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, có chủ thể làm ra sản phẩm rất tốt nhưng gặp khó trong vấn đề làm hồ sơ, trình bày phương án SXKD, công bố sản phẩm… Hiểu được điều đó, phía đơn vị đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ chủ thể, khúc mắc ở đâu tháo gỡ ngay điểm đó, giúp chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình hội đồng theo quy định”, ông Trần Hoàng Ðạo, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết.

Ðặt chất lượng lên hàng đầu

Mỗi sản phẩm đạt chuẩn OCOP, so sánh với bộ tiêu chí đã được cụ thể hoá theo thang điểm, nếu được điểm cao thì hạng sao cao theo. Ðây cũng là căn cứ tin cậy để người tiêu dùng an tâm về chất lượng sản phẩm địa phương, cũng là ưu thế để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mặt khác, tham gia OCOP, sản phẩm sẽ được ưu tiên hỗ trợ các chính sách cần thiết để đưa sản phẩm vươn tầm xa hơn, có cơ hội hợp tác, liên kết trong tiêu thụ và sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho chủ thể.

Ông Lê Hoài Thanh, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Diệu Hương (ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước), cho biết, nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình ông đã duy trì trên 30 năm nay. Khoảng năm 2010, gia đình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ 4 hồ nhỏ (5 khối) nâng lên 8 hồ nhỏ và 1 hồ lớn (20 khối), bình quân mỗi năm xuất ra thị trường 100.000 lít nước mắm. Tuy nhiên, năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh, có thể giảm 50%.

“Ðiểm ưu việt của nước mắm Diệu Hương chính là hương vị, đi kèm với đó là chất lượng. Ðây là điều cơ sở đặc biệt quan tâm, để khách hàng nhớ và quay lại ủng hộ. Khi tham gia OCOP năm 2020, lượng khách biết đến và ủng hộ sản phẩm của cơ sở tăng 20% so với trước đây. Ðiều đó cho thấy, khách hàng đã tin dùng sản phẩm và phía cơ sở càng nỗ lực duy trì, nâng chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng”, ông Thanh chia sẻ.

Từ quá trình sơ chế, đóng hộp ghẹ biển (loại ghẹ nhỏ - ghẹ cu li) và cá cơm cho một công ty xuất khẩu sang nước ngoài, khi ấy giá trị sản phẩm nâng lên rất cao, ông Liêu Hoàng Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Minh Thảo (ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), quyết định thử nghiệm các món ăn làm từ ghẹ biển, cá cơm và được khách hàng đón nhận, cùng nhiều lời khen về chất lượng sản phẩm. Ðiều đó nung nấu thêm động lực để ông Thảo hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm: bánh phồng ghẹ, cá cơm sấy giòn, ghẹ xay, ghẹ sấy chua cay… để đưa vào sàn OCOP đợt 2 năm 2021.

Theo ông Thảo, công ty đang tập trung kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, thiết kế mẫu mã bắt mắt hơn, chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm khi tung ra thị trường.

Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cùng các thành viên kiểm tra, đôn đốc và ghi nhận khó khăn từ chủ thể tham gia OCOP tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Minh Thảo.

Ông Ðỗ Vũ Thiên Ân cho biết thêm: “Ngày 22/9 vừa qua, các thành viên Tổ tư vấn giúp việc của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã chấm điểm, đánh giá 18 sản phẩm OCOP của đợt 1 trước một bước, sau đó mới đưa ra Hội đồng cấp tỉnh chấm điểm, đánh giá và xếp hạng sản phẩm. Ðiều đặc biệt, năm nay các đơn vị có liên quan chấm điểm, đánh giá, kiểm soát rất chặt đầu vào, qua nhiều vòng từ cấp cơ sở đi lên, để có sản phẩm đạt chất lượng cao, xứng tầm với sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bởi đây còn là uy tín, chất lượng sản phẩm đặc trưng của tỉnh Cà Mau khi đến tay người tiêu dùng ở mọi miền đất nước”./.

 

Trọng Nhân

 

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.