ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:23:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng rau trong nhà lưới

Báo Cà Mau (CMO) Ấp Cơi 6A được biết đến là nơi trồng màu nổi tiếng của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Không chỉ có diện tích trồng màu lớn mà chất lượng, sản lượng mỗi năm đều vượt các ấp lân cận. Trước tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn như hiện nay, trong khi nhiều nơi người nông dân đau đầu với chuyện nước tưới tiêu thì rau màu tại đây lại phát triển tốt nhờ được trồng trong nhà lưới.

Muốn khá thì trồng rau

Gắn bó với mảnh đất quê hương, từ lâu người dân ấp Cơi 6A coi trồng màu là nghề chính bởi từ rau màu mà nhiều hộ thoát nghèo, rồi ăn nên làm ra, ổn định kinh tế.

Từ năm 2017, Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời tiến hành thí điểm đưa rau màu vào trồng trong nhà lưới. Từ hiệu quả của mô hình này, tháng 6/2019, tổ hợp tác trồng màu trong nhà lưới được thành lập.

Là người mát tay trong việc trồng trọt, với hơn 30 năm ăn nên làm ra từ trồng màu, ông Đoàn Văn Trung, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng màu trong nhà lưới ấp Cơi 6A, vẫn lên liếp chuẩn bị vụ rau mới, trong khi tình hình chung ở nhiều nơi người nông dân than trời vì thiếu nước tưới.

Tận dụng mảnh đất  3.000 m2 sau nhà, ông Trung cho trồng xen kẽ nhiều loại rau, từ cải các loại, hành lá, rau gia vị, củ quả. Khi gia nhập tổ hợp tác, ông dành riêng 470 m2 trồng rau an toàn trong nhà lưới.

Nhờ trồng nghịch mùa nên mấy tháng nay rau màu có giá, dù cực khổ đội nắng chăm sóc rau nhưng lòng ông Trung lúc nào cũng phơi phới. Ông Trung phấn khởi: “1 năm trồng khoảng 10 vụ rau, chỉ tính riêng trong nhà lưới bình quân mỗi mét vuông thu được 4 kg rau, vụ trúng thì hơn 1,7 tấn, thất cũng hơn 1,3 tấn, chưa kể diện tích trồng bên ngoài”. Độ từ Tết đến nay, mỗi ngày bán rau, ông Trung bỏ túi từ 700.000-800.000 đồng. “Ngày nào bán dưới 500.000 là ổng không ăn cơm đó”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Tây Nguyễn Hoàng Chiến hài hước. 

Năm nay dù hạn gay gắt nhưng vườn rau nhà ông Trung vẫn không bị ảnh hưởng, trong khi đó giá bán lại cao hơn. “Tôi trồng rau nhiều năm rồi, nên cũng có chút kinh nghiệm. Ngay tháng Giêng là tôi bắt đầu trữ nước lại, mấy ngày nắng nóng thì tưới nhỏ giọt. Nhờ trồng trong nhà lưới nên lượng nước ít thất thoát”, ông Trung cho biết. 

Niềm vui được mùa, được giá của người nông dân 67 tuổi Nguyễn Văn Cát.

Không chỉ tiết kiệm được nước tưới, ông Trung liệt kê từng cái lợi từ khi đưa rau vào nhà lưới: “Đầu tiên là giảm tình trạng sâu bệnh. Nhờ giảm sâu nên cũng giảm luôn tiền phân, thuốc, tính ra tiết kiệm cỡ 50% chi phí phân thuốc so với trước đó. Ngoài ra, do trồng trong lưới nên không ảnh hưởng bởi mưa, gió, nắng nên rau tươi tốt, sản lượng cao hơn”.

Ngoài ra, không chỉ trồng rau trong nhà lưới để an toàn, ông Trung còn tự ủ phân sinh học từ rơm, không chỉ trồng nấm rơm bán lai rai mà còn có phân bón dài dài cho rau thêm tươi tốt.

Được mùa, được giá

Cũng là thành viên cốt cán của tổ hợp tác trồng màu trong nhà lưới, năm nay đã 67 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Cát, ấp Cơi 6A, vẫn miệt mài lao động, sản xuất. Cứ nghe ở đâu có cách hay để tăng sản lượng là ông hăng hái tham gia.

Chỉ tay qua 2 hướng khác nhau, ông Cát phân luồng: “Hồi trước tôi trồng hết thảy 2.000 m2, nhiều loại nhưng chủ yếu là rau cần, ngò om, húng lủi, rau thơm..., giờ phía gần nhà tôi dựng nhà lưới 350 m2 để trồng rau, tháng nắng mà rau đẹp, lá lớn, xanh mướt”.

“Từ khi có nhà lưới đỡ lắm, hạn chế sâu rầy mà tưới nước cũng nhẹ nhàng hơn, nhất là mùa hạn. Tôi thấy hợp lý chỗ này nữa, vào tổ hợp tác anh em hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm trồng trọt, mặt khác, cùng phân loại rau để trồng, tránh tình trạng cạnh tranh dẫn đến mất giá”, ​ông Cát chia sẻ thêm. 

“Người dân đã có ý thức canh tác hướng đến trồng rau sạch an toàn cho sức khoẻ, nhưng mặt bằng chung là giá bán ra vẫn như nhau, nghĩa là rau sạch cũng như rau thường. Chính vì vậy, chúng tôi mong tìm đầu ra liên kết đẩy giá rau trồng nhà lưới lên để bà con bù đắp lại khoản chi phí ban đầu xây dựng nhà lưới, mặt khác, nâng tầm chất lượng rau sạch địa phương sản xuất ra”, ông Nguyễn Hoàng Chiến cho biết./.

Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời Nguyễn Văn Hận thông tin: “Tổng diện tích trồng màu trong nhà lưới đến nay là 9.000 m2, với 20 thành viên, bình quân mỗi thành viên tham gia sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (trong đó Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng, Hội Nông dân huyện hỗ trợ 100 triệu đồng) để xây dựng nhà lưới. Theo đánh giá chung, đây là mô hình hay, thích hợp điều kiện nắng hạn, không chỉ giúp bà con chống chọi được với tình trạng thiếu nước tưới mà còn mở ra hướng canh tác sản xuất rau an toàn trong thời gian tới”.

Yến Nhi

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.