ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 17-5-25 11:51:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ công nhân trở thành ông chủ

Báo Cà Mau (CMO) Năm 1992, khi đang là sinh viên năm nhất ngành ngoại thương, Võ Khắc Huy “học lỏm” nghề cơ khí tại xưởng sửa chữa cơ khí. Sự chuyển hướng này khiến bạn bè, gia đình vô cùng bất ngờ. Vậy mà nay anh đã là Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Cơ khí Thành Lợi với vô số đối tác trong và ngoài nước, sở hữu khối tài sản khá lớn.

Võ Khắc Huy sinh ra và lớn lên ở vùng quê Long Xuyên, An Giang. Mặc dù may mắn hơn các bạn cùng trang lứa khi được đặt chân đến giảng đường đại học, nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, đông em, Võ Khắc Huy nén lòng từ bỏ để theo học thí công nghề cơ khí. Với anh, đây là con đường ngắn và nhanh nhất để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 3 em ăn học.

Công ty cơ khí Thành Lợi tạo việc làm cho nhiều lao động.

Mang tiếng học thí công, nhưng do làm được việc, chỉ sau 3 tháng học nghề, anh được ông chủ trả công 3.000 đồng/ngày. Số tiền chưa mua được dĩa cơm tấm nhưng là động lực để anh quyết tâm theo đuổi nghề cơ khí.

Đam mê với nghề và luôn có ý thức học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân nên sau một năm học nghề, Võ Khắc Huy thành thạo lắp đặt, thay thế, sửa chữa động cơ máy móc thô sơ rồi tiến tới gia công chi tiết máy.

Sau 9 năm làm công nhân tại nhiều xưởng cơ khí, tích luỹ được kinh nghiệm cùng ít vốn, anh Huy mạnh dạn thuê mặt bằng mở cơ sở cơ khí tại Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau.

Cơ sở mang tên "Cơ khí Lợi" (Long Xuyên) như cách thể hiện lòng biết ơn đối với người thầy, người chủ Thành Lợi đã nhiệt tình truyền dạy, đào tạo anh thành thạo kỹ thuật gia công chi tiết máy.

Mang tiếng là ông chủ nhưng suốt ngày anh cùng công nhân cật lực lao động, mặt mày lấm lem dầu nhớt. Cơ sở tuy còn thiếu thốn về dụng cụ, máy móc, thiết bị nhưng tình người luôn đong đầy nên rất đông khách. Để có được thành quả đó, anh luôn căn dặn thợ phải làm việc bằng cái tâm, đặt uy tín, chất lượng lên hàng đầu.

Gia công chi tiết máy hay còn gọi là cơ khí chính xác theo yêu cầu, công việc không hề đơn  giản vì đòi hỏi các chi tiết máy có độ chính xác cao từng milimet, kỹ thuật vô cùng phức tạp, do đó, anh Huy tranh thủ sau thời gian làm, học lấy bằng B vi tính, rồi tự mày mò học hỏi kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau để ứng dụng vào công việc.

Anh Huy chiêm nghiệm: "Mỗi động cơ bị hỏng nếu không sớm sửa chữa thì công việc của bà con sẽ ngưng trệ". Khách hàng của anh Huy ngày đó đa số là chủ phương tiện chạy đò dọc, chủ ghe tàu đánh bắt thuỷ hải sản ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân... 

Từ cơ sở với trang thiết bị máy móc nghèo nàn chỉ sửa chữa được động cơ có công suất nhỏ, mặt bằng thuê làm xưởng chưa tròn 50 m2 vào năm 2002, đến năm 2010, anh Huy đã có hẳn mặt bằng rộng lớn, cơ sở chính thức được đổi thành Công ty TNHH MTV TM&DV Cơ khí Thành Lợi, giám đốc chính là anh công nhân từng làm thuê Võ Khắc Huy. Một số máy móc lạc hậu, công suất thấp, tiêu tốn điện năng được thay thế bằng máy móc, động cơ có công suất cao, ít tiêu tốn điện năng, giảm giá thành chi phí.

Luôn thực hiện phương châm "sự hài lòng của khách chính là niềm tự hào của công ty", nhiều năm nay, Cơ khí Thành Lợi đã nhận gia công sửa chữa, phục hồi chi tiết máy; sửa chữa, bảo trì và lắp đặt các loại máy phát điện công nghiệp; thiết kế, thi công lắp đặt các kiểu truyền động cơ khí, cung cấp các loại hộp số giảm tốc, điều tốc chuyên dùng, phù hợp với mọi dây chuyền sản xuất công - nông nghiệp; cân bằng động cơ chi tiết quay... Tại thị trường Cà Mau, số công ty có khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng như Thành Lợi còn khá khiêm tốn.

Hiện Công ty Cơ khí Thành Lợi tạo việc làm quanh năm cho 40 công nhân, với mức thu nhập bình quân mỗi tháng từ 7-15 triệu đồng/người. Doanh nhân Võ Khắc Huy luôn đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng. Với anh, đây là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân. Anh luôn đối xử công tâm, thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ dành cho người lao động. Vì vậy, không ít người từ học việc nay trở thành thợ, gắn bó với công ty, giúp anh quản lý nhà xưởng.

Anh Nguyễn Ngọc Ngân gắn bó với Công ty Cơ khí Thành Lợi đã 10 năm, chia sẻ: "Học việc xong, tôi được công ty giữ lại làm việc, trả lương phù hợp với công sức tôi bỏ ra. Cách đối xử của giám đốc với nhân viên rất tốt nên tôi sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty".

Thời gian tới, anh Huy dự định sẽ đầu tư thêm nhiều nhà xưởng, phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng và xây dựng thương hiệu Cơ khí Thành Lợi trở thành thương hiệu mọi người tin dùng./.

 Bích Lệ

"Anh Võ Khắc Huy không chỉ là nông dân tiêu biểu mà còn là doanh nhân thành đạt. Nhiều năm qua, anh tích cực đóng góp vào các nguồn quỹ an sinh xã hội của địa phương. Công ty Cơ khí Thành Lợi hàng chục năm qua góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, cùng Phường 1 giải quyết cơ bản bài toán xoá đói giảm nghèo", Chủ tịch Hội Nông dân Phường 1, TP Cà Mau Nguyễn Văn Nghiệp nhận định.

Liên kết hữu ích

Không để bị động trong giải ngân vốn đầu tư công

Tình hình tiến độ giải vốn đầu tư công luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt trong bối cảnh tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính hiện nay đặt ra không ít thách thức phát sinh. Do đó, để tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không bị ảnh hưởng, có thêm rào cản, thì cần đi trước một bước trong công tác quản lý, điều hành.

Gia đình làm lưới 3 thế hệ

Gắn bó với nghề làm lưới hơn 30 năm, qua thời gian cha truyền con nối, anh Phạm Ðức Mừng, Khóm 3, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, đã khẳng định được thương hiệu làm lưới thủ công trên thị trường, cung cấp nguồn lưới chất lượng trong và ngoài tỉnh.

Lúa gạo tạo vị thế từ chất lượng cao

Tạo vị thế trên thị trường trong và ngoài nước bằng phân khúc chất lượng cao là mục tiêu mà ngành sản xuất lúa gạo Cà Mau đặt ra trong mùa vụ 2025 này, cũng như những năm tiếp theo.

Mỹ áp thuế đối ứng - Lối đi nào cho con tôm xuất khẩu?

So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước được Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp dụng mức thuế đối ứng trong 90 ngày, nhằm mở đường cho các phiên đàm phán, trong đó có con tôm, mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản vốn là thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðiều cần bàn ở đây là không phải đến lúc thị trường tiêu thụ biến động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới nghĩ đến chuyện ứng phó, mà trở thành vấn đề mang tính sống còn trong tái cơ cấu mô hình tăng trưởng cho ngành tôm, gắn với phát triển bền vững và luôn trong tư thế chủ động.

Nuôi tôm không xả thải - Hướng đi mới, hiệu quả

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn, không thay nước, đang mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, với nhiều kỳ vọng về phát triển bền vững, thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Chủ động tiếp cận thị trường Halal

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp cận thị trường Halal - nơi tập trung hơn 2 tỷ người tiêu dùng tại 112 quốc gia, không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là cơ hội chiến lược để doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng bền vững và nâng tầm vị thế hàng hoá Việt trên thị trường quốc tế.

Chung tay bảo vệ nguồn lợi cá đồng

Thời gian qua, huyện Trần Văn Thời đã thực hiện khá tốt Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt; tuyên truyền sâu rộng đến người dân, nhất là người dân vùng ngọt hoá, từ đó nhiều hộ đã nhận thức và có nhiều cách làm hay để bảo vệ nguồn cá đồng tự nhiên.

Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vươn tầm

Tỉnh Cà Mau với lợi thế 3 mặt giáp biển, cùng với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đan xen đã tạo nên các sản phẩm đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh tích cực đồng hành cùng chủ thể, doanh nghiệp (DN) kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng chất lượng và mẫu mã, đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh vươn xa hơn.

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Ðể người dân thụ hưởng tốt nhất tín dụng chính sách

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Cà Mau, thông tin, đến nay, dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 44,7 tỷ đồng/123 khách hàng.