ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 07:51:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tung tin giả là tội ác!

Báo Cà Mau Trong khi Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng hướng về đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục, tái thiết cuộc sống sau những mất mát, thiệt hại nặng nề vì bão lũ, thì hàng loạt tin giả (fake news) xuất hiện, lan tràn khắp mạng xã hội. Trước những biến cố mất mát, đau thương của cộng đồng, một số cá nhân lại coi đó là cơ hội để trục lợi với động cơ, suy nghĩ hết sức vị kỷ, lệch lạc, thậm chí là tàn nhẫn.

Tranh: Minh Tấn

Tranh: Minh Tấn

Phải khẳng định, những biến cố chỉ làm bừng sáng hơn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về nghĩa đồng bào, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; khẳng định bản chất, giá trị ưu việt của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Những giá trị tốt đẹp, năng lượng tích cực đang được thắp lên, trao truyền và lan toả khắp xã hội sau bão lũ với biết bao tấm lòng, nghĩa cử trân quý của các tổ chức, cá nhân hướng về đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc.

Trước, trong và sau bão lũ, dịch tin giả hoành hành khắp cõi mạng. Trước khi bão Yagi đổ bộ, một số hội nhóm, tài khoản mạng xã hội đã đồng loạt đăng tải những hình ảnh, chú thích nói về mức độ tàn phá ghê gớm của cơn bão này tại Philippines như: “Hình ảnh sau khi bão đổ bộ vào Philippines khiến hàng chục ngàn người ra đi...”; “2 giờ sau khi siêu bão đi qua Philippines”... gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân. Tuy nhiên, khi kiểm chứng, các tài khoản này bị bốc phốt là sử dụng các hình ảnh từ cơn bão Haiyan năm 2013 tại Philippines để câu like, câu view.

Khi bão Yagi đổ bộ với mức độ tàn phá kinh hoàng, vấn nạn tin giả lại càng nhức nhối. Không hiểu vì lý do, mục đích gì, một chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ trong tâm bão lũ bỗng chốc bị cư dân mạng gán ghép, chia sẻ thông tin đã hy sinh, anh phải tự mình đính chính với cộng đồng mạng. Chưa hết, để câu view, một chủ tài khoản đăng tải hình ảnh người đàn ông dầm mình trong nước đưa vợ con ngồi trong chiếc thau nhựa để chạy lũ. Và tất cả ngỡ ngàng và phẫn nộ khi biết đó chỉ là cảnh dàn dựng của một Youtuber (!).

Tin giả về các vụ việc liên quan đến bão lũ như vỡ đê, sập nhà, lũ quét... liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, thậm chí hiện diện ở cả... một số cơ quan báo chí chính thống. Liên quan đến sự kiện sập cầu Phong Châu tại tỉnh Phú Thọ ngày 9/9, một số tài khoản, nhóm hội mạng xã hội thông tin: “Xe con trôi, vụ cầu Phong Châu, lũ cuốn 10 cây số đã cứu được và 4 người trong xe còn sống vào bờ an toàn. Phép mầu mong đến những người tiếp theo”. Khi chính quyền sở tại xác minh, hoá ra hình ảnh được đăng tải là của người dân đi ăn cưới ở địa bàn khác (xã Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), đậu xe bên đường bị nước lũ cuốn đi, sau đó thì tìm thấy và trục vớt đưa xe lên bờ.

Có thể nhận diện điểm chung của các tin giả, đó là nêu thông tin giật gân, ăn theo sự kiện có tính chất biến cố, thảm hoạ và tâm lý đám đông để tăng lượng tương tác, câu view; hoặc chỉ để nổi tiếng một cách bất chấp; thậm chí là trục lợi bất chính.

Sau bão lũ, nhiều người bị bốc phốt vì phông nền việc đóng góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt. Việc sao kê công khai, minh bạch các khoản đóng góp của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã khiến nhiều người thích khoe mẽ, đánh bóng bản thân phải lên tiếng đính chính, xin lỗi vì đã gian dối khi đăng tải sự ủng hộ, đóng góp thực chất của mình. Có những người chỉ vì nông cạn và bốc đồng, nhưng cũng có những người cố ý, có chủ đích, với sự gian dối, khi bị phát hiện, bị vạch trần thì tìm mọi cách để lấp liếm bằng những “tâm thư” dài dòng và vô trách nhiệm.

Ðỉnh điểm của sự vô cảm, tàn nhẫn và độc ác chính là mạo danh công việc ý nghĩa, nhân văn là ủng hộ đồng bào bị thiệt hại vì bão lũ để trục lợi. Có cá nhân tự thú vì biển thủ đóng góp, thu về túi riêng, sau khi cộng đồng mạng “check VAR” sao kê. Dù đã khắc phục, kèm theo “tâm thư xin lỗi”, nhưng hình ảnh, uy tín, danh dự của người ấy thì mãi mãi bị hoen ố, không gì gột rửa được. Phẫn nộ hơn, hàng loạt tài khoản mạo danh công tác cứu trợ, ủng hộ đồng bào bão lũ xuất hiện, mà rất tiếc, không ít người đã bị mắc lừa, bị lợi dụng. Lừa đảo thời đại số dẫu biết rằng muôn hình vạn trạng, hết sức tinh vi, nhưng việc trục lợi trên thảm cảnh mất mát, đau thương của đồng bào là tội ác đáng lên án, đáng bị trừng trị thích đáng gấp trăm, gấp ngàn lần.

Dẫu biết tin giả là vấn nạn khó có thể chấm dứt triệt để, là mặt trái cùng đồng thời tồn tại bên cạnh những tiện ích to lớn của thời đại số. Thế nhưng, nạn nhân của tin giả, chủ thể tham gia, ngoài việc đáng thương, cần sự đồng cảm, thì cũng cần phải tự trách, tự cảnh tỉnh, nâng cao bản lĩnh của chính mình khi tham gia môi trường số với đầy rẫy những cạm bẫy, thật - giả lẫn lộn. Bất cứ môi trường nào cũng cần văn hoá ứng xử tương thích, thời đại số cần có những công dân số, cần cả những quy chuẩn, quy tắc, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia.

Sử dụng mạng xã hội tỉnh táo, văn minh, thông minh, có trách nhiệm là đòi hỏi quan trọng với công dân số. Sự cẩn trọng, tỉnh táo là không bao giờ thừa khi ứng xử với môi trường mạng xã hội của mỗi cá nhân, đặc biệt là trong những vấn đề nóng bỏng, những câu chuyện thu hút được sự quan tâm lớn của toàn xã hội. Ðừng tự biến mình thành loại “kền kền bàn phím” để “ăn hôi xác thối” từ nỗi đau, sự mất mát của đồng loại, đồng bào. Một hành động rất nhỏ thôi, trước khi share, like, bình luận, đăng tải bất cứ nội dung gì trên không gian mạng xã hội, dành một khoảnh khắc để cân nhắc, suy nghĩ. Bởi xét cho cùng, tài khoản mạng xã hội mang tính đại diện, biểu hiện đầy đủ nhất cuộc sống, hình ảnh, giá trị thực chất của mỗi cá nhân.

Một tín hiệu tích cực, đó là cộng đồng mạng hiện nay rất tinh tường, công tâm trong việc phơi bày, lên án những sự giả trá, mạo danh trên không gian mạng xã hội. Ðiều đó tiếp tục khẳng định, lan toả những giá trị chân chính, tốt đẹp trong đời sống và cả trong không gian số. Mỗi người, hãy bằng sự tự hào và tình yêu quê hương, đất nước; bằng cuộc sống thực tại và cả tiếng nói trên không gian số để góp sức làm sáng ngời thêm hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đẹp rạng rỡ, chung thuỷ, nghĩa tình, với sức mạnh vĩ đại, có thể đương đầu và chiến thắng mọi nghịch cảnh, biến cố./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Chật vật với lương khởi điểm

Trong bối cảnh vật giá và chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, nhiều con em gia đình ở nông thôn ra thành phố học tập, công tác đang phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì cuộc sống. Hiện nay, mức lương cơ sở khởi điểm cho công chức, viên chức mới tuyển dụng (A1) có trình độ từ đại học trở lên chỉ khoảng 5.476.000 đồng/tháng, không tính lương của lực lượng vũ trang. Mức lương này khó đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cá nhân nếu không có sự hỗ trợ thêm từ người thân và gia đình.

Tung tin giả là tội ác!

Trong khi Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng hướng về đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục, tái thiết cuộc sống sau những mất mát, thiệt hại nặng nề vì bão lũ, thì hàng loạt tin giả (fake news) xuất hiện, lan tràn khắp mạng xã hội. Trước những biến cố mất mát, đau thương của cộng đồng, một số cá nhân lại coi đó là cơ hội để trục lợi với động cơ, suy nghĩ hết sức vị kỷ, lệch lạc, thậm chí là tàn nhẫn.

Bản lĩnh và quyết đoán

Trước yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại, bản lĩnh và quyết đoán không chỉ là những phẩm chất cần thiết mà còn là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả cán bộ, công chức, những người đang phục vụ Nhân dân. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của đất nước, mỗi cán bộ, công chức phải có khả năng dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trong mọi tình huống.

Người văn minh trong đô thị văn minh

Xây dựng đô thị văn minh không chỉ là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại mà còn bao gồm việc nâng cao chất lượng sống của người dân, đặc biệt là về kiến trúc cảnh quan và vệ sinh môi trường. Một tuyến phố văn minh không chỉ thể hiện ở cơ sở vật chất tốt mà còn ở ý thức và hành vi văn minh của cư dân trong sinh hoạt cộng đồng. Đây là mục tiêu hướng đến của các đô thị hiện nay.

Xót xa sách giáo khoa dùng một lần

Trong bối cảnh kinh tế và đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân còn rất nhiều khó khăn, nhất là dân lao động phổ thông và nông dân, việc tiết kiệm chi tiêu là vấn đề cần sự chú ý đặc biệt. Một trong những gánh nặng cho nhiều gia đình có thu nhập thấp là việc chuẩn bị cho con em vào năm học mới, trong đó có việc mua sách giáo khoa.

Xây dựng cộng đồng tiêu dùng nhân văn

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản và các loài động vật trong tự nhiên đang bị đe dọa suy kiệt bởi sự khai thác quá mức, thiếu ý thức bảo tồn của con người. Việc cấm khai thác tận diệt và tiêu thụ các loài cá non của tỉnh hiện nay là một chủ trương cấp bách và phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Sẻ cơm nhường áo

Hình ảnh tang thương và thông tin về tình hình ngập lụt, lũ quét, sạt lở ở các tỉnh phía Bắc do bão Yagi gây ra trong những ngày qua đã khiến gần 300 người thiệt mạng và mất tích, tàn phá gần 50.000 ngôi nhà. Trước những mất mát và đau thương đó của bà con đồng bào miền Bắc, hàng triệu người Việt Nam may mắn bình yên ở khắp nơi trên cả nước không khỏi xót xa và đau lòng. Ngay lúc này, nhiều hình thức quyên góp và ủng hộ đã được triển khai nhằm chia sẻ, giúp đỡ những nạn nhân trong thiên tai vượt qua khó khăn.