ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 00:06:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

U Minh Hạ dần hiện thực hoá “rừng vàng”

Báo Cà Mau Ðang thời điểm giá cây rừng giảm, nhưng không khiến người dân U Minh Hạ quá nao lòng. Bởi lẽ, U Minh Hạ giờ đã khác, khác cả về diện mạo nông thôn lẫn tư duy sản xuất, cuộc sống người dân trong lâm phần không còn phụ thuộc hoàn toàn vào cây rừng và một vụ lúa như trước.

Ðang thời điểm giá cây rừng giảm, nhưng không khiến người dân U Minh Hạ quá nao lòng. Bởi lẽ, U Minh Hạ giờ đã khác, khác cả về diện mạo nông thôn lẫn tư duy sản xuất, cuộc sống người dân trong lâm phần không còn phụ thuộc hoàn toàn vào cây rừng và một vụ lúa như trước.

Ngoài trục lộ huyết mạch nối từ TP Cà Mau về trung tâm huyện U Minh được láng nhựa phẳng phiu, đạt chuẩn cấp 4 đồng bằng, thì giờ đây xe ô-tô có thể về đến miệt rừng này bằng nhiều con đường khác. Giao thông phát triển là động lực đưa vùng đất được xem là “túi nghèo” của tỉnh xưa kia vươn lên mạnh mẽ.

Chọn hạ tầng giao thông làm khâu đột phá

Vừa khuân 2 bao bắp chuối (khoảng trên 30 bắp) từ dưới xuồng lên sân, ông Nguyễn Văn Hà, Ấp 9, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Chỉ nhiêu bắp chuối đây thôi giờ có thể kiếm được gần 200.000 đồng”. Gần 200.000 đồng là kết quả chỉ sau hơn 2 giờ đồng hồ ông chống xuồng quanh bờ bao khuôn hộ của 7 ha đất được giao khoán (trước kia là lau, sậy um tùm). “Lát nữa thương lái vào tận nhà cân. Các mặt hàng này giờ đây dễ bán và giá cũng khá cao, đã góp phần đáng kể cải thiện cuộc sống gia đình”, ông Hà phấn khởi.

Trồng tràm theo hình thức thâm canh mang lại hiệu quả cao giúp người dân gắn bó hơn với cây rừng.

Xác định giao thông là nền tảng để vực dậy kinh tế rừng, thời gian qua, huyện U Minh đã có nhiều đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông. Ðến thời điểm này, toàn huyện có trên 150 km đường ô-tô đạt chuẩn cấp 4, cấp 5 đồng bằng, toàn bộ các xã đều có đường ô-tô về đến trung tâm. Ngoài ra, huyện hiện có hàng trăm ki-lô-mét lộ nông thôn, cầu đấu nối từ huyện đến xã và đến hầu hết các khóm, ấp và liên ấp trong lâm phần.

Giao thông thuận lợi tạo điều kiện và động lực để kinh tế rừng thay đổi từng ngày. Giờ đây, không chỉ lâm sản, các nông sản của cư dân miệt rừng U Minh Hạ có thể dễ dàng vận chuyển đến các vựa hay chợ đầu mối bằng xe tải, xe hai bánh. Từ đó, các mặt hàng nông sản dưới tán rừng người dân làm ra cũng bán được giá cao hơn. “Một bắp chuối có giá 5.000 đồng, có lúc lên đến 8.000 đồng chứ không bỏ đi như trước kia”, bà Lê Thị Lan, Ấp 12, xã Khánh Thuận, chia sẻ.

Len lỏi theo những tuyến đường trong lâm phần, khó ai nhận ra nơi đây từng là rừng rậm “muỗi kêu như sáo thổi”. Nhiều căn nhà tường kiên cố đang mọc lên với mật độ ngày một dày hơn. Không chỉ đổi thay về diện mạo, mà sau bao nỗ lực của các ngành chức năng từ tỉnh đến huyện, xã, tư duy, trình độ trong sản xuất của người dân cũng nâng lên đáng kể. Người dân đã biến nhiều khu đất đầy cỏ dại xưa kia thành những bờ chuối, luống rau, ao cá hay những chuồng, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vực dậy kinh tế rừng

Mốc ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ trên đất rừng U Minh Hạ có lẽ là vào khoảng năm 2009, khi cây keo lai chính thức được bám rễ rừng tràm, cùng với đó là mô hình trồng rừng thâm canh kê liếp.

Nói về tiềm năng phát triển kinh tế rừng, ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, từng nhận định, sẽ không lâu cơ cấu nền nông nghiệp sẽ chuyển dịch từ ngư - nông - lâm nghiệp như hiện nay sang ngư - lâm - nông nghiệp. Bởi lẽ, theo tính toán của ông Hiếu, nếu toàn bộ diện tích rừng sản xuất được kê liếp trồng thâm canh như hiện nay, thì chỉ cần 6-7 năm (cây tràm) và 4-5 năm (keo lai) thì 1 ha cho thu nhập trên 150 triệu đồng, cao gấp đôi so với trước kia. Ðó là chưa tính đến các khoản thu từ tài nguyên rừng như cá, mật ong và các loại rau màu khác.

Lâm phần rừng tràm U Minh Hạ có diện tích hơn 53.000 ha, với 33.500 ha được quy hoạch là rừng sản xuất, hiện nay đã có hơn 7.400 ha rừng keo lai.

Ông Nguyễn Như Ðộ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết, cây keo lai trồng ở U Minh Hạ sinh trưởng nhanh hơn so với các vùng khác trong cả nước. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến đến năm 2020 diện tích keo lai có thể lên đến 12.000 ha, chiếm 22,6% diện tích rừng U Minh Hạ và 35,8% diện tích rừng sản xuất.

Một trong những công ty tiên phong đã mạnh dạn đầu tư vào vùng đất phèn trũng này là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu sản xuất chế biến gỗ Cà Mau. Sau hơn 4 năm triển khai dự án trồng rừng keo lai với quy mô 2.181 ha, nay đã đến tuổi thu hoạch và năng suất khá cao. Song song với việc phát triển rừng keo lai, công ty còn triển khai mô hình trồng chuối cấy mô xen canh với keo lai và đang cho kết quả ngoài mong đợi.

Từ hiệu quả trên có thể khẳng định, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng vùng đất U Minh Hạ đủ điều kiện giúp người dân làm giàu. Tuy nhiên, do xuất phát điểm quá thấp, những hộ dân chấp nhận vào miệt rừng U Minh ban đầu đa phần là hộ nghèo, không đất đai, không vốn liếng và cả trình độ, sự hiểu biết về khoa học - kỹ thuật trong canh tác còn hạn chế. Trồng cây tràm phải chờ đợi ròng rã hơn 10 năm trời nhưng hiệu quả khi khai thác chẳng được là bao, còn cây lúa mỗi năm chỉ làm một vụ, có năm được năm không do bị ngập úng. Từ đó, trong suốt thời gian dài, vùng rừng U Minh bị coi là “túi nghèo”  của tỉnh.

Thấy rõ những bất cập, hàng loạt các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, dồn sức đầu tư kết cấu hạ tầng cũng như nhiều chính sách cởi trói cho đất rừng đã ra đời. Có đường, có điện, có kỹ thuật, cộng với điều kiện đất đai giàu tiềm năng, con đường "biến rừng thành vàng" của người dân nơi đây ngày một ngắn hơn.

Tuy cây keo lai hiện nay cho hiệu quả kinh tế cao, song đa phần sản phẩm khi thu hoạch là gỗ nhỏ.

Ðặc biệt, chính sách cấp đất cho hộ nghèo trong lâm phần được địa phương quan tâm. Ðến nay, toàn huyện U Minh đã có hơn 3.000 ha đất rừng được cấp sổ đỏ cho dân. Không còn phập phồng ngại đầu tư do chưa biết khi nào bị thu hồi, giờ đây những hộ được cấp sổ đỏ đã mạnh dạn vay vốn kê liếp trồng keo lai hay tràm thâm canh. Nhờ làm chủ được đất đai, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, mô hình sản xuất mới… tỷ lệ hộ nghèo của huyện U Minh đến cuối năm 2015 chỉ còn 8,5% so với 28% của năm 2007.

Không dừng lại ở đó, mục tiêu của huyện đặt ra trong giai đoạn 2016-2020 là phấn đấu mỗi năm giảm khoảng 4% hộ nghèo và đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.300 USD. Ðể đạt được mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Ngô Thanh Ðiền cho biết, huyện tiếp tục dồn sức để hoàn thiện hơn nữa hạ tầng giao thông. Ðặc biệt, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cấp sổ đỏ cho cư dân dưới lâm phần đủ điều kiện theo quy định. Ðồng thời, kết hợp với nhà chuyên môn, nhà khoa học nghiên cứu tìm ra mô hình sản xuất mới, cây, con mới phù hợp với thổ nhưỡng và cho năng suất, hiệu quả cao, đầu ra ổn định để nhân rộng, giúp người dân phát triển kinh tế.

Có thể là chưa trọn vẹn và hoàn hảo như mọi người mong đợi, nhưng sự nỗ lực của chính quyền các cấp thông qua nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch… cũng như những kết quả đã đạt được trong những năm gần đây của nhiều hộ dân dưới lâm phần sẽ là nền tảng, là động lực để vùng rừng U Minh Hạ phát triển nhanh, bền vững trong tương lai không xa./.

Quyết định số 774/QÐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020 đưa ra mục tiêu nâng tỷ lệ gỗ lớn (có đường kính lớn hơn 15 cm) bình quân từ 10-15% của năm 2014 lên 30-40% vào năm 2020 và trên 40% trở về sau.

Ðể đạt được mục tiêu này, theo ông Nguyễn Như Ðộ, cần có cơ chế chính sách để người dân tiếp cận được vốn vay nhiều hơn cũng như kéo dài thời gian vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây rừng. Bởi lẽ, hiện nay trên địa bàn tỉnh sản phẩm khai thác phần lớn là gỗ nhỏ, sử dụng cho băm dăm, bột giấy, ghép thanh, ván sàn giá trị thấp.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.