ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 09:36:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Vai trò của lực lượng công an tỉnh Cà Mau trong 200 ngày tập kết ra Bắc

Báo Cà Mau Cà Mau, mảnh đất cuối cùng của cực Nam Tổ quốc, điểm tập kết cuối 200 ngày, nơi sớm có phong trào cách mạng sâu rộng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, đã trở thành một trong những trọng điểm mà Mỹ - Diệm tập trung càn quét để đánh phá phong trào cách mạng miền Nam. Nhờ làm tốt công tác dân vận và thực hiện nghiêm các nội dung điện mật và kế hoạch chỉ đạo của Trung ương Cục, Phân liên khu miền Tây từ ngày 5/11 đến ngày 14/11/1954, các lực lượng công an trong tỉnh đã cùng quân, dân Cà Mau bảo vệ an toàn 4 đợt chuyển quân tập kết ra miền Bắc.

Tranh: Minh Tấn

Tranh: Minh Tấn

Ngày 31/1/1955 (Mùng 8 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại thị trấn Cà Mau, ta tổ chức lễ bàn giao khu tập kết 200 ngày cho quân đội Pháp. Trong cuộc mít tinh lớn chưa từng có tại Sân vận động Cà Mau, trên 100 ngàn người dự đứng chật ních và phải gắn nhiều loa phóng thanh ra ngoài trên 1 km để đồng bào có thể nghe được tiếng nói. Ghe xuồng, tàu bè đông nghẹt. Ai đi trễ chỉ còn cách đứng ở xa nghe qua loa phóng thanh. Với nhiệm vụ được phân công bảo vệ an toàn các điểm chuyển quân tập kết và hành lang đóng quân của ta được bố trí lực lượng công an đã phối hợp bộ đội bảo vệ chặt chẽ, không cho địch kiếm cớ gây hấn. Lực lượng công an được giao nhiệm vụ điều tra, giám sát, nắm chắc tình hình âm mưu, hoạt động của các đối tượng là gián điệp, phản cách mạng, đảm bảo an ninh trật tự toàn bộ khu vực chuyển quân đi tập kết.

Cũng trong ngày 31/1/1955, chiếc tàu Stavropol chở cán bộ và chiến sĩ ta rời cửa biển sông Ông Ðốc đi tập kết, tất cả cùng hẹn 2 năm sau gặp lại vào ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chuyến tàu rời bến vàm sông Ông Ðốc, hàng ngàn cánh tay vẫy chào tạm biệt đầy lưu luyến, kẻ ở người đi đều mang trong lòng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và niềm tin sắt đá: Ngày mai Nam - Bắc sum họp! Sau này, Nhà văn Thép Mới đã ghi trong hồi ký về Tổng Bí thư Lê Duẩn: Trước khi chia tay, anh Ba (Lê Duẩn) nắm tay đồng chí Lê Ðức Thọ nhắn gửi: “Anh ra thưa với Bác, tất cả đồng bào, đồng chí trong này đều ngày đêm mong Bác sống lâu, khoẻ mạnh. Anh cho tôi gửi lời chào Bác, anh Trường Chinh và tất cả các anh ngoài đó”. Trong đêm liên hoan trước khi “giải tán”, các cán bộ, chiến sĩ công an đã nắm chặt tay nhận nhiệm vụ mới. Những chiếc xuồng nhỏ lặng lẽ trong đêm đã lần lượt đưa các anh về cơ sở phân tán lực lượng cài cắm vào nội bộ địch, bám dân tiếp tục hoạt động bí mật trong những năm khó khăn nhất của cách mạng miền Nam.

Ngày 8/2/1955, chuyến tàu cuối cùng rời bến sông Ông Ðốc. Ðó cũng là thời điểm Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau bước vào một cuộc chiến đấu mới. Công khai ra đi trên tàu tập kết nhưng sau đó đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ; đồng chí Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Bộ và Phó bí thư Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang đã bí mật trở về tiếp tục chỉ đạo cách mạng miền Nam. Tỉnh uỷ cử đồng chí Trần Văn Yến (Năm Kim) và đồng chí Phan Văn Nhờ (Tư Mao) đặc trách làm công tác bảo vệ. Cơ quan Xứ uỷ, Liên Tỉnh uỷ miền Tây đóng ở Tân Hưng Tây (Cái Nước cũ); Khai Long, Rạch Gốc (Ngọc Hiển); Nguyễn Phích, Cái Tàu (huyện U Minh); Trí Phải (Thới Bình). Những năm tháng sống ở Cà Mau, các đồng chí lãnh đạo Ðảng đều được lực lượng công an bảo vệ tuyệt đối an toàn. Trong thời gian này, Ngô Ðình Diệm sử dụng những tên tay sai cực kỳ khát máu, thực hiện càn quét, tàn sát không thương tiếc đồng bào và chiến sĩ ta. Chúng tập trung lực lượng về Cà Mau - chiến khu kháng chiến của cộng sản ở miền Tây, để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Các cán bộ, chiến sĩ công an đã được Nhân dân ủng hộ, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối các đồng chí lãnh đạo Ðảng, đồng thời góp phần bảo vệ các cơ sở cách mạng - các căn cứ chìm của cách mạng trong lòng địch.

Với khát vọng độc lập, tự do, Ðảng bộ và quân dân Cà Mau nói chung, lực lượng công an nói riêng đã tích cực làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn khu tập kết 200 ngày chuyển quân ra miền Bắc, tập kết tại cửa biển sông Ông Ðốc, huyện Trần Văn Thời với tinh thần chờ ngày Hiệp thương Tổng tuyển cử. Lực lượng công an trong tỉnh đã được thử thách, tôi luyện qua 9 năm chống Pháp, nay được Ðảng tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ an toàn các điểm chuyển quân tập kết ra Bắc và xác định rõ âm mưu xảo quyệt của kẻ thù. Từ đó bí mật phân tán lực lượng bám dân xây dựng cơ sở bí mật bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo Ðảng ở lại miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Thắng lợi đó, có sự đóng góp to lớn của lực lượng công an cả nước nói chung và Công an tỉnh Cà Mau nói riêng.

Cà Mau là mảnh đất kiên cường và anh dũng trong những năm tháng cách mạng. Không chỉ là nơi được chọn tổ chức 200 ngày tập kết ra Bắc mà Cà Mau còn là căn cứ địa cách mạng của miền Nam, của Trung ương Cục, của Khu Tây Nam Bộ. Nhiều nhà lịch sử đã nhận xét mảnh đất này là “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam. Chính vì vậy, khi phá hoại việc thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thực hiện việc tàn sát bắt bớ, giết chóc đối với lực lượng kháng chiến và đồng bào trên địa bàn tỉnh Cà Mau thuộc vào loại ác liệt nhất, dã man nhất Nam Bộ, mà đỉnh điểm là việc Mỹ - Diệm đưa tên tình báo đội lốt cha cố Nguyễn Lạc Hoá về Cà Mau để xây dựng biệt khu Hải Yến - Bình Hưng tại ấp Thanh Ðạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian tồn tại, bọn Bình Hưng đã thảm sát tàn bạo hơn 1.650 cán bộ, chiến sĩ và người dân vô tội, kể cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai... Tàn bạo hơn, chúng còn chặt đầu, mổ bụng, moi gan, uống máu, uống mật, chế biến cả thịt người để ăn. Tội ác không kể siết, gây đau thương mất mát đối với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tỉnh Cà Mau. Trước âm mưu thâm độc và điên cuồng phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chiến lược chiến tranh đơn phương của địch, Ðảng ta đã chủ trương đẩy mạnh đấu tranh chính trị, buộc địch phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Các chiến sĩ công an nằm vùng, hoạt động bí mật đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, vận động Nhân dân đấu tranh bảo vệ lực lượng giữ vững niềm tin với Ðảng, với cách mạng.

Lực lượng Công an tỉnh Cà Mau đã bảo vệ an toàn 200 ngày khu tập kết ra Bắc nói riêng và trong những năm tháng chống Mỹ, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nào, dù chiến tranh đòi hỏi sự hy sinh gian khổ đến đâu, lực lượng Công an Cà Mau vẫn một lòng trung thành với Ðảng, bảo vệ cấp uỷ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo của Ðảng và cán bộ lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Cán bộ, chiến sĩ Công an Cà Mau trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ không có trường hợp chiêu hồi, đầu hàng. Không có gì có thể mua chuộc được người chiến sĩ công an khi họ đã vững tin và có bản lĩnh chính trị vững vàng. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc và những cống hiến không nhỏ của mình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng Công an Cà Mau đã có 349 đồng chí được công nhận liệt sĩ, 396 đồng chí là thương binh; 5 đơn vị và 2 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; hàng trăm tập thể, cá nhân cán bộ, chiến sĩ được trao tặng các phần thưởng cao quý khác của Ðảng và Nhà nước. Ngày nay, phát huy tinh thần ấy trên trận tuyến đấu tranh, phòng chống tội phạm và xây dựng đất nước, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Cà Mau vẫn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp này, vững vàng trên mặt trận bảo vệ an ninh Tổ quốc, vì sự bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

Sự kiện tập kết năm 1954 được xem là cuộc chuyển dịch lực lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ðã 70 năm trôi qua, nhưng hào khí cách mạng của Sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc vẫn vẹn nguyên ở đôi bờ sông Ông Ðốc, vang vọng mãi trong hồn đất, tình người và trong những trang sử hào hùng, vẻ vang của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.

(Tổng hợp từ sách "Tổng kết Lịch sử Công an Nhân dân tỉnh Cà Mau (1954-1975)")

 

Lâm Ngọc Tường Nguyên

 

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.