ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:20:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vàm Lũng bến cuối huyền thoại

Báo Cà Mau (CMO) Dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Ðảng, tuyến đường huyền thoại “Hồ Chí Minh trên biển”, khơi mở năm 1961, là một trong những sáng tạo độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới, trở thành yếu tố quan trọng để xoay chuyển cục diện chiến trường miền Nam theo tinh thần Nghị quyết 15 (năm 1959): dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh, chiến thắng kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai.

Từ thời điểm ấy, "nguồn máu nóng" chi viện từ hậu phương lớn đã về với tiền tuyến lớn, trên những con tàu không số như cá kình biển Ðông, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Bến tiếp nhận ở Cà Mau, nơi Ðoàn 962 anh hùng đứng chân, cũng là nơi tiếp đón chuyến đi đầu tiên, vào ngày 16/10/1962, cho đến chuyến cuối cùng của cung đường huyền thoại này vào ngày 5/4/1971. 60 năm, Bến Vàm Lũng vẫn vẹn nguyên nghĩa tình cách mạng, với những kỷ niệm không thể phôi phai.

Các cựu binh Ðoàn 962 ôn lại truyền thống hào hùng của đơn vị trên lược đồ địa bàn hoạt động của đoàn tàu không số tại nhà trưng bày di tích Bến Vàm Lũng.

Vạch biển mở đường

Quyết định mở đường Hồ Chí Minh trên biển là quyết định đúng đắn, sáng suốt nhưng cũng bội phần táo bạo của Ðảng, của Bác Hồ. Cần phải có những con người mưu trí, dũng cảm, am hiểu về biển cả và trọn lòng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đất nước để thực hiện. Và quê hương Tân Ân - Rạch Gốc đã dâng hiến người con ưu tú, Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa để phụng sự sứ mệnh khó khăn nhưng vô cùng hệ trọng ấy. Thuyền trưởng Bông Văn Dĩa cùng 8 thành viên, năm 1961 đã vượt muôn trùng khó khăn, hoàn thành cuộc hải trình đi - về giữa Nam - Bắc để vạch biển, mở đường.

Từ năm 1962-1975, trong 124 chuyến tàu không số (toàn tuyến có tổng cộng 166 chuyến đi) với hơn 6.600 tấn vũ khí, hàng hoá cập bến an toàn vào Nam, riêng Bến Vàm Lũng (mật danh B1) ở Cà Mau đã tiếp nhận 76 chuyến với gần 4.300 tấn vũ khí. Ðại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962, nghiệm ra rằng: “Không có bến cảng nào an toàn và thuỷ chung hơn bến cảng của lòng dân. Ðoàn 962 với sự đùm bọc, cưu mang, nghĩa tình của đồng bào vùng Tân Ân - Rạch Gốc, Ngọc Hiển đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình, góp phần vào mục tiêu đánh thắng giặc xâm lược và bè lũ tay sai, để có được ngày toàn thắng, đất nước hoàn toàn thống nhất”.

Nhớ về vị thủ trưởng cũ năm nào, người anh hùng biển cả, anh hùng trong lòng đồng chí, đồng đội và với Nhân dân - Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa, bà Nguyễn Thị Bách, thời gian dài làm nhiệm vụ “chị nuôi” và y tá của Ðoàn 962, xúc động: “Chú Bông Văn Dĩa là thủ trưởng mà gần gũi, giản dị, ít nói, nhưng quyết đoán, chắc chắn và sống rất nghĩa tình. Mọi công việc chú Dĩa đều xếp đặt, chỉ dẫn dễ hiểu, rạch ròi, đâu ra đó. Ở bên chú, ai cũng thấy vững tâm, vững dạ hết. Chú cũng hết lòng căn dặn anh em trong đơn vị là phải dựa vào dân, gắn bó với bà con, bởi đó là yếu tố quyết định sự an toàn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị”.

Những cựu binh của Ðoàn 962 anh hùng, như ông Dương Thanh Hải (Chín Hải) và ông Nguyễn Văn Bình (Năm Bình) đều dành cho người thủ trưởng Bông Văn Dĩa những tình cảm sâu sắc: “Chúng tôi coi chú Dĩa như cha, chú của mình. Chú Dĩa cũng tự nhận mình không học hành bao nhiêu, nhưng trong công việc thì luôn là tấm gương sáng về đạo đức, tình cảm và tác phong. Ông có một cuốn sổ tay nhỏ, đi dự lớp chỉnh huấn ở trên chỉ ghi chú ngắn gọn nhưng về triển khai tại đơn vị thì đầy đủ hết, dễ hiểu, dễ nhớ lắm. Với ông, nhiệm vụ của đơn vị, phục vụ cách mạng là điều thiêng liêng nhất, trên hết thảy mọi thứ”.

Những cựu binh Ðoàn 962 của Tân Ân - Rạch Gốc ôn lại kỷ niệm về đơn vị tại Nhà truyền thống di tích Bến Vàm Lũng. (Trong ảnh: Ông Dương Thanh Hải (áo trắng), ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị Bách).

Bến cảng nghĩa tình

Chuyện về Ðoàn 962 dường như được kể truyền đời ở xứ sở của biển, của rừng Tân Ân - Rạch Gốc. Nói như ông Chín Hải: “Bến bãi, kho tàng của Ðoàn 962 đều được xếp đặt, nguỵ trang ở trong rừng. Bà con biết hết chớ, nhưng thực hiện nguyên tắc 3 không (không biết, không thấy, không nói), hết lòng bảo vệ bí mật, an toàn cho đơn vị”. Không chỉ che chở, bà con còn sẵn sàng tháo ghe biển, góp công, góp sức để việc tiếp nhận hàng hoá, vũ khí vào bến thuận lợi.

Chuyện ông Chín Hải khi 16, 17 tuổi quảy khăn rằn bọc mấy bộ đồ trốn nhà theo Ðoàn 962 cũng trở thành câu chuyện vui để mỗi khi đồng chí, đồng đội gặp nhau lại nhắc nhớ. Có cái hay là ở Tân Ân - Rạch Gốc, hễ thanh niên “nổi giò” là muốn làm lính 962. Nói như ông Năm Bình: “Hồi đó, hễ thấy mấy anh, mấy chú Ðoàn 962 rảo quanh trong xóm, kiểu gì thì cũng có lính mới”. Ông Nguyễn Công Trực, cán bộ lão thành cách mạng xã Tân Ân, chia sẻ: “Vùng Tân Ân - Rạch Gốc này, không một ai phản bội cách mạng. Có cái hay là gia đình nào có con lớn đều muốn cho theo Ðoàn 962 hết”.

Ðoàn 962, với bến cảng của lòng dân, đã trở thành bến tiếp nhận quan trọng bậc nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Nói như những cựu binh Ðoàn 962 mà chúng tôi gặp: “Tàu không số, khi lên làm nhiệm vụ là làm lễ truy điệu sống rồi, tàu nào cũng đặt kíp mìn tự huỷ, nếu bị phát hiện thì sẽ hy sinh để không lộ bí mật, không để giặc bắt. Là bến tiếp nhận, Ðoàn 962 luôn tâm niệm phải xứng đáng với tinh thần quyết tử ấy để vũ khí, hàng hoá về đây an toàn và toả đi khắp tiền tuyến chiến trường miền Nam”.

Truyền thống của Ðoàn 962, nay là Lữ đoàn 962, vẫn tiếp tục được duy trì với những chuyến về nguồn dạt dào nghĩa tình. Qua 60 năm, Bến Vàm Lũng vẫn là địa chỉ đỏ để đơn vị anh hùng 962 tri ân những nghĩa tình của vùng đất, con người xứ Tân Ân - Rạch Gốc. Ông Ðặng Hoàng Xứng, Trưởng Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, cho biết: “Lữ đoàn 962 nhiều lần tổ chức về nguồn họp mặt, trao tặng các phần quà và hoạt động an sinh xã hội tại địa phương. Cái đáng quý nhất là đơn vị rất quan tâm những người từng tham gia Ðoàn 962, nay có hoàn cảnh riêng khó khăn để tìm cách hỗ trợ kịp thời”.

Ðại tá Lê Thanh Nhã, Chính uỷ Lữ đoàn 962, khẳng định: “Tân Ân - Rạch Gốc với Bến Vàm Lũng là địa chỉ thiêng liêng cội nguồn của Lữ đoàn 962 trong suốt 60 năm hình thành và phát triển. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị sẽ luôn luôn gìn giữ, phát huy truyền thống vẻ vang, nghĩa tình, coi đó là nghĩa cử tri ân, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn".

60 năm, Bến Vàm Lũng mãi mãi là bến cảng của lòng dân, giữa lòng dân, và Ðoàn 962 mãi mãi tự hào là một phần máu thịt của quê hương Ngọc Hiển./.

 

Hải Nguyên

 

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.