ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 18:34:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sớm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD

Báo Cà Mau Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Phó tổng thống Cevdet Yilmaz.

Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Phó tổng thống Cevdet Yilmaz.

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz hoan nghênh chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Thổ Nhĩ Kỳ, đánh giá đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1978-2023).

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ đón chính thức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó tổng thống khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong ASEAN, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh, du lịch…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước những thành tựu kinh tế - xã hội đất nước Thổ Nhĩ Kỳ anh em đã đạt được thời gian gần đây, đặc biệt trong việc trở thành thành viên G20 và có vai trò, ảnh hưởng ngày càng lớn tại khu vực. Thủ tướng Chính phủ bày tỏ tin tưởng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới giữa hai nước.

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính các thành viên đoàn Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở mỗi nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới, hướng tới sớm nâng cấp quan hệ trong thời gian tới.

Hai nhà lãnh đạo thống nhất cần tiếp tục củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp, củng cố hợp tác giữa hai đảng cầm quyền, tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz các thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mời Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sớm thăm chính thức Việt Nam trong năm 2024, khẳng định chuyến thăm sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới. Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz đã vui vẻ nhận lời và mong muốn sớm thực hiện chuyến thăm.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông báo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển số tiền 14,6 tỷ đồng quyên góp từ các cá nhân, tổ chức trong nước để hỗ trợ nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất hồi tháng 2/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó tổng thống Cevdet Yilmaz tiến hành hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, Phó tổng thống Cevdet Yilmaz bày tỏ cảm ơn, trân trọng và khẳng định sẽ luôn ghi nhớ sự hỗ trợ về nhân lực và vật chất mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc khắc phục hậu quả thiên tai; nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ luôn sẵn sàng ủng hộ Việt Nam khi gặp khó khăn. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảm ơn Việt Nam đã chấp thuận việc mở Tổng Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về hợp tác kinh tế, Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hợp tác giữa hai nước đang tiếp tục phát triển tích cực và theo hướng cân bằng hơn. Với lợi thế là hai nền kinh tế bổ trợ cho nhau, lãnh đạo hai nước nhất trí cần tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế thực chất, hiệu quả nhằm sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 4 tỷ USD, thông qua việc mở cửa thị trường cho nông sản và các mặt hàng thế mạnh của nhau, thúc đẩy trao đổi đàm phán Hiệp định FTA tại Kỳ họp Uỷ ban Hỗn hợp lần thứ 8, tăng cường tần suất các chuyến bay chở hàng… Trong lĩnh vực Halal, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal, qua đó đóng góp vào nâng cao kim ngạch thương mại song phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1 tỷ USD, khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, tiêu dùng, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo.

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao thành công của Liên danh Vietur do công ty Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu tại dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và bày tỏ mong muốn hai bên nỗ lực hơn nữa nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư trong thời gian tới.

Về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy trao đổi thông tin, đấu tranh phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh hợp tác về huấn luyện, đào tạo kỹ thuật, công nghệ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ nhân đạo…

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hợp tác giữa hai nước đang tiếp tục phát triển tích cực và theo hướng cân bằng hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về hợp tác du lịch, hai nhà lãnh đạo thống nhất cần đẩy mạnh trao đổi thông tin, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế lớn ở mỗi nước, xem xét đơn giản hoá thủ tục thị thực để tạo thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch hai nước.

Bên cạnh đó, hai bên nhất trí sẵn sàng chia sẻ kiến thức, tăng cường trao đổi và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như nông nghiệp, năng lượng tái tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong lĩnh vực lao động, Thủ tướng Chính phủ đề nghị phía Thổ Nhĩ Kỳ xem xét sử dụng nhiều lao động Việt Nam hơn tại các dự án có doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ thầu.

Về cơ chế hợp tác, hai nhà lãnh đạo nhất trí cần phối hợp nghiên cứu và triển khai các cơ chế hợp tác đột phá, sớm tiến hành Kỳ họp lần thứ 8 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trong quý 1 năm 2024 để rà soát và tháo gỡ vướng mắc tại các dự án hợp tác cụ thể, đẩy nhanh đàm phán và ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực quốc phòng – an ninh, lao động, nông nghiệp…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ hội nhập vào xã hội sở tại, đóng góp vào sự phát triển của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quan hệ song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đã cùng chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Ý định thư hợp tác giữa Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines)./.

Theo Baochinhphu.vn

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...