ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 14-1-25 22:17:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tự hào vùng đất cực Nam

Báo Cà Mau Lần đầu tiên, trong Văn kiện của Ðảng ta tại Ðại hội khoá XIII, thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hoá” được khẳng định là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực, động lực to lớn để đất nước phát triển thịnh vượng và hội nhập quốc tế.

Đặt trong lịch sử 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, vùng đất mới Cà Mau khoảng 300 năm hình thành với truyền thống lịch sử - văn hoá hiện hữu qua số lượng gần 100 di sản văn hoá, cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể được xếp hạng. Ðó không phải ngẫu nhiên mà là sự kết tinh văn hoá hàng trăm năm của bao lớp người đến khai hoang, mở cõi vùng đất Cà Mau. Ðó là niềm tự hào lớn lao, nguồn lực nội sinh quan trọng cho tương lai phát triển.

Lễ hội Tri ân Ðức Quốc Tổ Lạc Long Quân ở Mũi Cà Mau - nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của đất và người Cà Mau luôn hướng về tổ tiên, nguồn cội.

“Sức mạnh mềm văn hoá” được xác định là sức mạnh nội sinh, là đôi cánh nâng đỡ, tạo bệ phóng thúc đẩy sự bứt phá phát triển mạnh mẽ và bền vững của Cà Mau. Ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Cà Mau, khẳng định: “Tài nguyên thiên nhiên, truyền thống lịch sử - văn hoá và khí chất con người chính là những kho báu của Cà Mau trong phát triển kinh tế du lịch. Ðó cũng là cách để Cà Mau lan toả, phát huy sức mạnh mềm văn hoá gắn với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của địa phương”.

Một người bạn đã nói với chúng tôi rằng: “Cà Mau đất lạ! Ai đến thời thương, đi thời thấy nhớ!”. Cà Mau gợi nhớ thương từ tên đất, dáng sông, màu nước đỏ giữa hương tràm bát ngát, sắc đước xanh hoà lẫn màu trời xanh biêng biếc bãi bờ, hay trong chạng vạng chiều thôn xóm, tiếng song loan nâng nhịp giọng ai tha thiết tự tình theo hồn điệu vọng cổ phương Nam mênh mang sông nước...

Cà Mau đẹp bởi thế đất thiêng liêng ở chóp cùng địa đầu cực Nam Tổ quốc, là tỉnh duy nhất có 3 mặt giáp biển với những cụm đảo tiền tiêu án ngữ; vững chãi “đôi chân” rừng tràm, rừng đước và trăm sông như những mạch máu nặng đầy phù sa mới bồi tụ, nuôi dưỡng cho vùng đất mới sinh sôi. Xóm làng quần cư nơi những dòng sông gặp gỡ, lắng đọng thành nhịp sống, nết đất, tánh người.

Bản sắc văn hoá Cà Mau với rừng biển, sông rạch và tấm lòng thơm thảo, hào sảng của con người luôn có sức hút mạnh mẽ với du khách.

Thương lắm xứ sở của mấy trăm năm, từ thuở cha ông mang gươm đi mở cõi, dừng chân nơi cùng trời cuối đất để tựa rừng, nương biển, bám sông, đoàn kết yêu thương nhau vượt qua muôn vàn gian khó, hiểm nguy, kẻ thù để gầy dựng, gìn giữ, vun đắp và truyền lại cho hậu thế một quê hương giàu đẹp, tự hào. Những dấu xưa của tiền nhân đã kết tụ nên phong vị, hồn cốt riêng có của hồn đất, tình người.

Về Cà Mau, đất trời và lòng người đều rộng lớn. Ai đến cũng là thượng khách, ai đến đều là người thân. Bởi vậy, dù lên rừng, xuống biển, ra đồng hay xuôi ngược theo những triền sông, đâu đâu cũng là những cuộc hội ngộ ăm ắp hương vị, nghĩa tình. Không cần cầu kỳ, cao sang, vẫn là những món ăn từ thời mở đất đó thôi, cá lóc nướng trui, nồi lẩu mắm rau rừng, hay cua, tôm, cá đủ loại sẵn có và bằng tấm lòng thảo thơm, hào sảng của con người đã biến tấu thành giai điệu kỳ diệu của ẩm thực, làm vương vấn du khách muôn phương.

Ðất mới vẫn vang vọng linh khí ngàn đời của cội nguồn dân tộc. Mấy trăm năm mở đất, người Cà Mau có Ðền thờ Vua Hùng khói hương không dứt ở đất Giao Khẩu (thuộc xã Tân Phú, huyện Thới Bình). Miền biển Sông Ðốc rộn ràng Lễ hội Nghinh Ông vào độ Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, hay Lễ hội Vía Bà Thuỷ Long gắn với tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng sông nước Ðầm Dơi. Những sắc vua phong thần gắn với tên đất, tên làng và công đức cao dày của tiền nhân...

Con người Cà Mau phóng khoáng, can trường, nhân nghĩa, thuỷ chung, đã cùng nhau viết nên những trang sử oanh liệt, hào hùng xuyên suốt hành trình mở đất, giữ đất, xây dựng quê hương. Trong thời đại Hồ Chí Minh, đất và người Cà Mau sắt son một ý chí, một tấm lòng theo Ðảng, theo Bác Hồ để tô thắm truyền thống cách mạng vẻ vang của xứ sở. Khảm vào đất này là những dấu nhớ, niềm tự hào vô biên của chiến công nối tiếp chiến công, những con người anh hùng đã hoá bất tử thành tên đất, tên làng.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kỳ vọng: “Giới thiệu, lan toả bản sắc văn hoá, hình ảnh đất và người Cà Mau để bạn bè khắp nơi biết đến, hiểu thêm, tìm tới, tin yêu sẽ mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của tỉnh nhà”. Không chỉ là sự bứt phá lĩnh vực du lịch, “sức mạnh mềm văn hoá” của Cà Mau còn là một ưu thế nổi trội, riêng có để thu hút, thuyết phục những đối tác chiến lược quan tâm, lựa chọn đầu tư, cam kết đồng hành cùng Cà Mau cho những mục tiêu phát triển cao hơn, xa hơn trong mọi lĩnh vực.

Tràm, đước vẫn xanh dáng hình xứ sở. Trăm sông thuỷ chung ôm ấp những làng quê trù phú, yên bình. Phía biển đảo thiêng liêng của trời Nam Tổ quốc bừng lên khát vọng của tương lai. Những di sản quý báu của tiền nhân đang được hậu thế giữ gìn, lan toả, phát huy như đôi cánh chắp thêm sức mạnh để Cà Mau cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình bằng tất cả sức vóc và sự duyên dáng trọn nhớ, vẹn thương.


Ðến nay, tỉnh Cà Mau có 55 di tích lịch sử - văn hoá (di sản văn hoá vật thể) được xếp hạng; trong đó có 12 di tích quốc gia và 43 di tích cấp tỉnh.

Năm 2017, tỉnh Cà Mau công bố danh mục 40 di sản văn hoá phi vật thể, ở 6 loại hình. Ðến thời điểm hiện tại, Cà Mau có 6 di sản văn hoá phi vật thể được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia, gồm: Nghề gác kèo ong, Nghề muối ba khía, Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Nghệ thuật Nhạc trống lớn của dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau, Nghề làm tôm khô và Lễ hội Vía Bà Thuỷ Long. Riêng Nghệ thuật Ðờn ca tài tử (di sản chung với các tỉnh Nam Bộ) được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Cà Mau)


 

Lê Diễm Phúc

 

Học Bác gắn với xây dựng chi bộ “4 tốt”

“Chi bộ là gốc rễ của Ðảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Ðảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng”, thấm nhuần lời dạy này của Bác, thời gian qua, Chi bộ Ấp 12, xã Khánh An không ngừng xây dựng chi bộ “4 tốt” gắn với học tập và làm theo lời Bác. Từ đó, các mặt công tác của chi bộ đều chuyển biến tích cực, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chủ động chuẩn bị tốt đại hội điểm đảng bộ cấp huyện

Ðảng bộ huyện Năm Căn vinh dự được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau lựa chọn tổ chức đại hội điểm cấp huyện nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện địa phương đang tập trung toàn lực hoàn thiện các công việc, tích cực chuẩn bị cho công tác tổ chức Ðại hội Ðảng bộ huyện.

Sức bật cho hành trình mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhu cầu văn hoá, nét đẹp chuẩn mực trong đời sống chính trị, đời sống xã hội. Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau học và làm theo Bác xuất phát từ tấm lòng yêu kính Bác và trách nhiệm thiêng liêng đối với quê hương, đất nước. Từ đó, trở thành thói quen, lối sống, cách làm của từng cán bộ, đảng viên và người dân, tạo sức bật cho hành trình phát triển.

Họp mặt nguyên lãnh đạo tỉnh thông tin tình hình kinh tế - xã hội

Chiều 6/1, Tỉnh uỷ tổ chức họp mặt cán bộ nguyên thành viên cấp uỷ tỉnh nghỉ hưu trên địa bàn. Chủ trì có các đồng chí: Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương.

Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ xã Hàm Rồng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, được huyện Năm Căn chọn làm điểm chỉ đạo. Ðến thời điểm này, Ðảng bộ xã đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị quan trọng này.

Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe

Năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục tập trung, tăng cường lãnh đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận và các chương trình, kế hoạch của Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thông tin được nêu tại Phiên họp tổng kết năm 2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, sáng 6/1.

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.