ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-6-25 06:10:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xác nhận của UBND xã về điều kiện thi hành án của đương sự: Có phải đơn thuần là chứng thực chữ ký trong biên bản xác minh?

Báo Cà Mau Bản án số 68/2013/DS-ST, ngày 5/12/2013 của Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời tuyên buộc ông Nguyễn Thái Phong, trú tại ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời trả cho ông Nguyễn Văn Chiểu số tiền 24.355.000 đồng. Ngày 6/6/2014, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời ban hành Quyết định số 33/QÐ-CCTHA, trả đơn yêu cầu thi hành án của ông Chiểu do ông Phong không có tài sản để thi hành.

Bản án số 68/2013/DS-ST, ngày 5/12/2013 của Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời tuyên buộc ông Nguyễn Thái Phong, trú tại ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời trả cho ông Nguyễn Văn Chiểu số tiền 24.355.000 đồng. Ngày 6/6/2014, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời ban hành Quyết định số 33/QÐ-CCTHA, trả đơn yêu cầu thi hành án của ông Chiểu do ông Phong không có tài sản để thi hành.

Không đồng ý với quyết định trả đơn của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời, ông Chiểu đã có đơn khiếu nại đến Cục trưởng Cục Thi hành án tỉnh Cà Mau.

Với lý do, xác nhận của UBND xã Phong Lạc trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án của ông Phong, do Trưởng Ban Nhân dân ấp và Công an ấp Rạch Bần lập, chỉ là xác nhận chữ ký của Trưởng Ban Nhân dân ấp, chứ không phải là xác nhận điều kiện thi hành án của ông Phong. Cục trưởng Cục Thi hành án tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định không chấp nhận khiếu nại của ông Chiểu, đồng thời giữ nguyên quyết định trả đơn của Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời.

Có điều là, để có thông tin về điều kiện thi hành án của ông Nguyễn Thái Phong (người phải thi hành án), ông Nguyễn Văn Chiểu (người được thi hành án), theo Bản án số 68/2011/DS-ST của Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời, đã nhờ chính quyền ấp Rạch Bần tiến hành xác minh về tài sản của ông Phong tại đây. Biên bản xác minh do Trưởng Ban Nhân dân ấp Rạch Bần và Công an ấp lập ngày 25/4/2014, thể hiện: “Vào đầu năm 2013, ông Nguyễn Thái Phong có di dời một căn nhà từ ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc về xây dựng trên phần đất của ông Nguyễn Văn Sự tại ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc. Khi ông Phong di dời nhà thì ông Chiểu có báo cho chính quyền ấp Rạch Bần biết”.

Biên bản xác minh có sự xác nhận của UBND xã Phong Lạc; được ông Chiểu sử dụng để khiếu nại quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án của ông, do Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời ban hành trước đó, đến Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Cà Mau.

Theo chúng tôi được biết, biên bản xác minh điều kiện thi hành án của ông Phong, do Trưởng Ban Nhân dân ấp Rạch Bần lập và UBND xã Phong Lạc xác nhận có nội dung xác minh theo mẫu văn bản do Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời cung cấp cho ông Chiểu. Biên bản này có hình thức tương tự như Mẫu văn bản số D 23 THA, được ban hành theo Thông tư số 09/TT.BTP, ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp, “về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự”. Và trong biên bản này, UBND xã Phong Lạc xác nhận sau khi đã “cam đoan kết quả xác minh trên là đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Thứ nữa, việc xác nhận chữ ký được điều chỉnh bởi Nghị định số 79/2007, ngày 18/5/2007, của Chính phủ. Theo đó, chứng thực (xác nhận) chữ ký là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung giấy tờ, văn bản. Trưởng Ban Nhân dân ấp Rạch Bần không hề yêu cầu UBND xã xác nhận chữ ký của mình nên không thể có chuyện UBND xã Phong Lạc chỉ xác nhận chữ ký Trưởng Ban Nhân dân ấp chứ không phải xác nhận về nội dung biên bản.

Trong biên bản xác minh về điều kiện thi hành án của ông Phong do Công an và Trưởng Ban Nhân dân ấp Rạch Bần lập. UBND xã Phong Lạc xác nhận là đã cam đoan về kết quả nội dung xác minh. Ðây chính là căn cứ để Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời tiến hành các thủ tục tiếp theo để thi hành bản án. Biên bản này là 1 văn bản có giá trị pháp lý chứ không đơn thuần chỉ có giá trị thông tin, bởi khi ông Nguyễn Thái Phong dời nhà về ấp Rạch Bần thì Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời đang tiến hành các thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa ông Chiểu với ông Phong. Chi cục Thi hành án huyện Trần Văn Thời cần phải xác minh việc dời nhà của ông Phong có phải là việc làm để tẩu tán tài sản, tránh phải thi hành án hay không./.

Sĩ Tắc

Tâm tình và kỳ vọng

Nền báo chí cách mạng Việt Nam trải qua hành trình một thế kỷ vinh quang, đồng hành cùng những chặng đường cách mạng của dân tộc. Dấu ấn đặc biệt này được các nhà báo lão thành đúc kết: “Ðời người có mấy lần được gặp cái 100 năm”. Họ chính là những nhân chứng sống, người trực tiếp cầm bút, cầm máy từ những ngày đầu đầy gian khó. Dẫu giờ đây đã nghỉ hưu, song họ vẫn tâm huyết theo dõi sự trưởng thành và phát triển của báo chí quê hương Cà Mau.

Những địa chỉ đỏ trên quê hương anh hùng

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là địa bàn đứng chân hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước. Từ rừng đước, rừng tràm thành làng rừng kháng chiến; từ xóm ấp, chùa chiền, nhà dân thành nơi nuôi chứa cán bộ.

Nghề gian khổ nhưng vinh quang

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), hành trình vẻ vang đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của báo chí cách mạng, phóng viên Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau phỏng vấn Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Thanh Dũng, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh, để cùng nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá vai trò của báo chí địa phương và định hướng tương lai.

Người làm báo học và làm theo Bác

Hoà chung hành trình vẻ vang 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, những người làm báo ở đất cực Nam Tổ quốc luôn nằm lòng, thực hành lời dạy của Bác, không ngừng rèn luyện, trưởng thành, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước qua từng giai đoạn lịch sử.

Phát huy giá trị cốt lõi của nền báo chí cách mạng trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025) - sự kiện chính trị nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng của báo chí cách mạng nước ta, gắn liền với những mốc dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước. Ðây là dịp khẳng định sự phát triển mạnh mẽ, những thành tích to lớn của sự nghiệp báo chí Việt Nam trong suốt một thế kỷ lịch sử, biểu dương lực lượng báo chí cách mạng, qua đó khích lệ giới báo chí cả nước thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu thông tin ngày càng cao của Nhân dân.

Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

Qua 100 năm xây dựng và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Cà Mau nói riêng đã và đang khẳng định vai trò vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hoá tư tưởng, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và dân tộc qua các chặng đường lịch sử.

Nhà báo Trần Ngọc Hy một lòng trung kiên, bất khuất

Năm 1943, tốt nghiệp Diplôme, Trần Ngọc Hy về quê tham gia phong trào nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ ác bá, chống bọn chính quyền tay sai hà khắc bóc lột nông dân, chống sưu cao thuế nặng.

Báo chí cách mạng Cà Mau góp phần động viên, cổ vũ kháng chiến

Báo chí cách mạng không những góp phần động viên, cổ vũ mà còn là “vũ khí sắc bén” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thống nhất đất nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ vũ khí “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Ðó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.

Lịch sử báo chí là bộ phận không thể tách rời của lịch sử Ðảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Trong dòng chảy của lịch sử báo chí cách mạng nói chung - Báo chí Ðảng bộ Cà Mau - Bạc Liêu từ khi có Ðảng (năm 1930) đã tạo dấu ấn riêng trên vùng đất cuối trời. Ngay khi mới ra đời, báo chí đã tình nguyện xung phong, làm “người lính đi đầu”, trở thành vũ khí sắc bén, là tiếng nói chính thống của Ðảng và Nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phan Ngọc Hiển - Nhà báo cách mạng trên vùng đất Nam Bộ

Tuần báo Tân Tiến số phát hành trung tuần tháng 2/1937, chủ bút Hồ Văn Sao giới thiệu với độc giả: “Bạn tôi Phan Ngọc Hiển, tức Phan Phan, một nhà văn chân chính - lương tâm, bắt đầu đi khắp Nam Kỳ để làm phận sự nhà báo - năm nay lần lượt bạn Phan Ngọc Hiển sẽ hiến cho độc giả: 1. Ðại náo thôn quê - 2. Tinh thần bạn trẻ nước nhà - 3. Giọt nước mắt của dân - 4. Thương - là 4 vấn đề quan hệ xã hội cần thay đổi - muốn tránh sự sơ sót, ngoài những tài liệu của bạn tôi thâu thập trong những lúc gian nan, nay bạn tôi cần đi viếng các làng, dân quê, bạn trẻ... cho cuộc điều tra thêm chu đáo - luôn tiện biết nhau, biết điều sơ sót của Tân Tiến đặng sửa đổi...”.