ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:44:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xôi “nở” hoa tạo ra thu nhập

Báo Cà Mau (CMO) Dân gian có câu “Ðói thì thèm thịt, thèm xôi”. Món xôi từ bao đời nay đã trở nên quá quen thuộc trong văn hoá ẩm thực của người Việt, từ trong bữa ăn dân dã hàng ngày, mang ra đồng ra ruộng, cho đến những bữa tiệc sang trọng, cầu kỳ. Ngày nay, xôi không chỉ cần dẻo, mềm, ngon là được, mà còn phải đầy màu sắc, đẹp và sang nữa.

Nguyên liệu chính để làm nên món xôi là nếp. Ưu điểm của xôi là no dai, dễ ăn, dễ gói ghém mang theo. Từ xôi, các bà, các mẹ chế ra thêm món xôi vị ngọt ngon; rồi xôi đậu xanh, đậu phộng, đậu trắng; xôi hạt sen, xôi bắp, xôi khoai môn…

Cách đây hơn năm, tôi tình cờ thấy trong tiệc thôi nôi con người bạn có món xôi lạ lạ, được trang trí hoa rất đẹp mắt, ban đầu thoạt nhìn cứ tưởng là bánh kem. Khi bày lên bàn, đặt cạnh các món khác, xôi trang trí hoa trở nên nổi bật hẳn. Vốn thích xôi, tôi tò mò hỏi thăm chủ nhân tổ chức bữa tiệc mới biết, đó là xôi hoa đậu và người khéo tay làm nên nó là chị Trần Thị Hằng, Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau.

Chị Trần Thị Hằng thực hiện công đoạn bắt bông hoa đậu. Ảnh: KIỀU LOAN

Làm quen mới biết, trước đây chị Hằng là kế toán công ty tư nhân, rồi nấu ăn cho một nhà khách lớn, nhưng rồi muốn chu đáo chăm sóc con nhỏ và gia đình nên chị phải nghỉ làm. Khoảng năm 2008, một lần vô tình biết có món xôi hoa đẹp quá, muốn học làm nhưng 1 khoá làm xôi đậu thôi học phí khoảng 3 triệu đồng. Chị ngần ngừ rồi thôi. Rảnh rỗi, chị bắt đầu tìm tòi tự học trên mạng, sau đó mày mò tìm hiểu, thực hành làm dần, làm hư phải bỏ, rồi điều chỉnh, tự rút ra kinh nghiệm, công thức cho riêng mình.  Mãi tới năm 2014, chị mới làm được món xôi hoa đậu và chính thức bắt đầu bán ra thị trường vào năm 2016.

Gắn bó với nghề làm xôi hoa đậu được hơn 4 năm nay, chị Hằng cho biết: “Ðể có ổ xôi hoa đậu ngon, nếp phải ngâm đủ 12 tiếng, đậu xanh tách vỏ ngâm 6 tiếng. Nếp ngâm xong đổ ra để ráo, trộn gấc, hoặc lá cẩm, lá dứa, nghệ… để tạo màu, sau đó hấp lần 1 khoảng 30 phút, đổ ra trải mỏng cho thật nguội, đổ nước cốt dừa nấu để nguội trộn vào ướp thêm khoảng 2 tiếng; hấp lần 2 khoảng 20 phút nữa mới vô khuôn, trang trí. Ðậu xanh ngâm xong nấu chín, xay nhuyễn, lọc qua rây, sên lửa nhỏ với đường, nước cốt dừa, dầu ăn trong khoảng hơn 1 tiếng, sao cho đậu không được quến cục, cũng không quá lỏng, rồi cho vào túi để bắt hoa, trang trí”.

Ðối với chị Hằng, ổ xôi khi giao đến khách phải mềm xốp, thơm lừng và đẹp mắt. Ảnh: KIỀU LOAN

Công đoạn bắt hoa là cực nhất, cần sự khéo léo, tỉ mỉ. Thường khách đặt xôi để cúng, sáng sớm giao thì chị phải dậy từ 1, 2 giờ khuya cặm cụi làm. Theo chị Hằng: “Phải thức khuya dậy sớm làm cho nóng, không làm trước. Làm sao khi giao tới tay khách, xôi còn nóng hổi, thơm lừng thì mới yên tâm”.

Giữ chữ tín và vì nếp ngâm phải đủ lâu xôi mới ngon nên khách đặt xôi phải đặt trước ít nhất 1 ngày thì chị mới dám nhận, bởi theo chị: “Gấp gáp làm không ngon, mất uy tín”.

Có hoa tay lại chăm chỉ, mỗi tháng trung bình chị làm ra khoảng 40 ổ xôi, với đa dạng kiểu dáng, nguyên liệu, màu sắc phối tuỳ theo sở thích của khách đặt. Ðể món xôi đẹp, ngon, lại đảm bảo an toàn thực phẩm, chị Hằng rất cẩn thận khi chọn nếp, nguyên liệu tạo màu từ thiên nhiên: trái gấc, lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc…

Trong thời buổi hiện nay, khi các mẹ quá bận rộn, ngoài “ship” tận nơi, chị Hằng còn nhận phục vụ trọn gói cho tiệc thôi nôi, đầy tháng, cúng khai trương… với các món đi kèm: trầu cau, gà, vịt luộc sẵn, chè, trái cây, hoa tươi, còn có cả cháo và gỏi, nước chấm làm sẵn. Ngoài xôi ngọt với hoa đậu, chị còn làm xôi mặn với hoa là chả lụa, lạp xưởng, thịt chà bông, rau dưa trang trí đẹp mắt…

Tưởng chỉ làm chơi, nhưng đến nay đã “ăn thiệt”. Gần như ngày nào chị cũng có khách đặt làm xôi, làm riết chị dính danh luôn với tên “Hằng Xôi”. Nghề làm xôi hoa đậu không chỉ giúp chị Hằng có thêm thu nhập, thoả sức sáng tạo, trổ tài khéo tay, giải khuây lúc rảnh rỗi, mà còn mang đến niềm vui cho người thưởng thức, sự hãnh diện cho chủ nhân các bữa tiệc, khi có món xôi trang trí quá đẹp vừa để cúng, vừa ngon miệng đãi khách, lưu dấu kỷ niệm trong các dịp quan trọng.

Khách thường đặt xôi cúng đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, lễ, mừng thọ, đi mâm cưới, khai trương, cúng thần tài… Bình thường, mỗi tháng chị thu nhập trung bình từ 5-7 triệu đồng, những dịp lễ, mùa cưới khoảng 10 triệu đồng.

Làm xôi đẹp, ngon có tiếng, nên chị cũng có học trò tìm đến xin học nghề. Chị Hằng luôn đặt trọn cái tâm vào món xôi hoa mình làm ra, phải ham mê, chịu cực mới làm được, nên dù không giấu nghề, chỉ dạy tận tình, nhưng không phải ai tìm đến học cũng theo nổi với nghề này.

Ngoài làm xôi, chị Hằng còn làm thêm bánh ít trần, chè trôi nước... trang trí hoa bằng bột đẹp mắt. Ảnh: KIỀU LOAN

Giỏi nữ công gia chánh, chị nấu nướng, làm được nhiều món ngon: kho thịt, chưng mắm, làm cá khô… món gì làm xong, chụp hình đăng lên mạng cũng có người hỏi mua. “Tuy làm rất cực, nhưng khi giao xong một sản phẩm ưng ý, được khách chụp hình gửi phản hồi, khen ngon, tôi rất vui, quên hết mệt mỏi và càng hăng làm”, chị Hằng chia sẻ./.

 

Tâm Hảo

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.