ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 17:54:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xóm ngụ cư

Báo Cà Mau (CMO) Hồi nhỏ thỉnh thoảng tôi phải xa nhà vào những ngày cuối tuần đi theo đám thợ buôn xuống miền xuôi cất hàng về cho mẹ bán. Tôi là con gái cả trong gia đình thiếu bóng dáng người đàn ông, nên từ nhỏ đã tháo vát mọi việc.

Mẹ vốn đau ốm liên miên không làm được việc nặng. Nhờ dân làng hàng xóm cưu mang nên ba mẹ con cũng có mái nhà che mưa nắng và cái quán lá nhỏ nơi mẹ bán đủ thứ hàng khô. Thường thì dăm bữa nửa tháng tôi đi cất hàng một lần, mỗi lần đôi ba ngày vì không phải lúc nào nguồn hàng cũng sẵn. Nơi gia đình tôi ở là một xóm ngụ cư. Ước mơ lớn nhất của mẹ là mua lại mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn đã phải bán đi trong cơn bạo bệnh của cha tôi.

Từ nhà đến chỗ lấy hàng cách nhau gần hai trăm cây số. Tàu chạy qua chín ga lớn nhỏ, qua nhiều cánh đồng hiu hắt, vài ba bãi tha ma lạnh lẽo. Tôi thường được đi chung vé tàu với mấy bác lớn tuổi, mà vé cho những người buôn bán, lao động rẻ hơn vé thường. Thế nên chỗ ngồi của chúng tôi thường là khoang nhỏ xíu nối giữa hai toa tàu. Ở đó tôi có thể thoả thích ngồi bó gối nhìn ngắm những đôi mắt trẻ thơ ngước theo đoàn tàu.

Nhìn ngắm những miền đất vừa lạ vừa quen mặc cơn gió lạnh hun hút những ngày đông và luồng khí nóng thổi vào những trưa tháng sáu làm đống hàng khô cá tép bốc mùi nồng khắp cả khoang. Chỉ cần nghĩ đến tiếng réo gọi sung sướng của Út khi đứng chờ tôi từ phía xa để đón vài ba thanh kẹo lạc làm quà; nghĩ đến ánh mắt hạnh phúc của mẹ mỗi lần đỡ từ tay tôi chuyến hàng nuôi sống cả nhà; nghĩ đến những cái ôm choàng của cô bác trong xóm ngụ cư là bao nhiêu mệt nhọc tiêu tan.

Mẹ quý các con như báu vật của mình, đấy là điều tôi cảm nhận được từ trong sâu thẳm lòng mẹ chứ không khi nào mẹ thể hiện ra. Mẹ ít mắng mỏ chúng tôi, nhưng bà cũng chẳng bao giờ nựng nịu như những bà mẹ khác. Chúng tôi không quen đối thoại với nhau bằng ngôn từ, cũng như tôi thường đọc suy nghĩ của mẹ qua từng hơi thở. Tôi ít khi thấy mẹ vui bằng hơi thở đều đều, thường là tiếng thở kìm nén như gấp khúc của những cơn đau dạ dày.

Có nhiều đêm tiếng mẹ thở mỏng tang va vào bóng đêm vỡ vụn, là khi ấy tôi biết mẹ đang thương nhớ cố hương, hoài niệm về những điều xưa cũ. Đêm nào tôi cũng nằm canh hơi thở mẹ đến mệt nhoài, thiếp ngủ mê man lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy đã thấy mẹ ngồi ngoài hiên thở dốc sau hàng tá công việc mệt nhọc buổi sáng, trán mẹ lấm tấm mồ hôi.

Minh hoạ: Minh Tấn

* * *

Trong xóm ngụ cư có ông Bảy Ngư. Nhiều lúc tôi cứ thắc mắc tại sao giữa đất Bắc lại lạc đâu cái tên nghe đặc sệt miền trong như thế. Ông cười bảo, đời người ba chìm bảy nổi lưu lạc khắp nơi, chẳng giữ được cái gì chỉ cái tên còn thoảng mùi đất mẹ. Chiều nào ông cũng ra bờ sông ngồi nhìn lục bình trôi, những khóm lục bình biêng biếc tím. Có bữa tôi hỏi:

- Ông ơi! Lục bình trôi về đâu hả ông?

- Trôi mãi…

- Trôi mãi thì cũng phải có lúc dừng lại đúng không ông?

Ông không nhìn tôi, mắt vẫn biêng biếc một màu, tiếng thì thầm lẫn vào tiếng gió sông tanh nồng mùi phù sa:

- Rồi chúng cũng sẽ neo đậu, ngụ cư ở một bến bờ xa xôi nào đó.

Tôi nghe ông nói về mấy khóm lục bình mà tưởng như ông đang nói về đời ông, đời mấy mẹ con tôi và biết bao nhiêu người dân nghèo khổ nơi này. Ông Bảy Ngư sống một mình, không bao giờ nghe ông nhắc đến vợ con. Ông thương thằng Út nhà tôi, chiều nào đi cất vó về cũng qua nhà quẳng cho Út nhúm tôm càng tươi sống. Có nải chuối chín, chùm vải ngọt vườn nhà hay xâu muồm muỗm bắt dưới đồng vụ gặt ông đều dành cho Út. Thay vì ra bờ sông nhìn mải miết theo dòng nước thì ông hay ngóng lên bờ đê chờ đợi dáng người nhỏ bé của Út lẫn trong đám bạn lúc đi học về.

Ông không chỉ làm diều cho Út thả, dạy Út những trò chơi dân gian, mà ông còn dạy Út những bài học đầu đời về cuộc sống như cách một người cha vẫn dạy con mình. Tôi thèm được thấy dáng ông Bảy Ngư chạy liêu xiêu theo chiếc xe đạp những ngày đầu út mới tập đi. Xe lao dốc đê loằng ngoằng cũng là lúc ông lao theo giữ cho xe khỏi đổ. Nếu Út có ngã, có hoảng sợ mà khóc thét lên thì cũng đã có ông ôm vào lòng nựng nịu. Vài lần ông lôi Út ra bụi tre đầu ngõ cắt đầu cua cho nó. Út ghét nhất việc cắt tóc, thế nên lần nào bị ông lôi đi nó cũng phụng phịu than:

- Sao ông không lôi chị Hiên ra mà cắt tóc, lại cứ lôi cháu là sao.

Miệng ông cười bảo:

- Tóc bây rậm rịt trông như cái tổ quạ. Không lôi bây ra cắt có ngày lơ ngơ đứng ngoài sân bầy chim sẻ nó lại tưởng tổ của nó, nó lao vào đẻ thì sao.

Nhưng mắt ông buồn hiu hắt. Sau này hỏi ra mới biết ngày xưa ông cũng có một đứa con bằng tuổi thằng Út bây giờ. Nhưng vào những năm đói kém đầu những năm 80, ông đã để lạc con trong hành trình mưu sinh. Từ đấy ông bỏ đi biệt xứ luôn, chốn nào cũng đi, chỉ mong tìm lại được đứa con. Đi đến gần hết cuộc đời thì dừng lại ở xóm ngụ cư này, dựng tạm một căn lều ngày qua ngày ra sông cất vó và đan lưới thuê. Nếu ai có hỏi sao ông  chọn lưu lại chốn này, thể nào ông cũng cười rưng rưng bảo: “Bởi tao thương thằng Út quá”. Người không hiểu thì nghi ngờ bậy bạ, người hiểu thì thương ông “người sao mà tội…”.

Từ trước khi gặp ông, tôi không nghĩ ở đời lại có thứ tình yêu không phải máu mủ mà lại bền chặt, sâu lắng, thiêng liêng và hồn nhiên đến thế. Ông yêu thằng Út như cây xanh yêu đất, như bầu trời yêu tiếng chim, như con cá nhỏ quẫy mình sung sướng trong dòng nước. Người ta thường thấy ông mắng thằng Út xa xả như nó là con ruột của ông. Như thể ông phải có trách nhiệm bảo ban, dạy dỗ nó nên người. Như thế ngày nào nó cũng làm ông rầu ruột vì mấy trò nghịch ngợm. Mẹ nhìn ông Bảy Ngư chăm thằng Út, bà không nói gì, chỉ thở dài mong manh như khói…

Đến năm Út mười bốn tuổi thì ông Bảy Ngư đột ngột qua đời. Ông ra đi rất nhẹ nhàng, như ông đang ngủ một giấc bình yên thanh thản ngoài bờ đê lộng gió. Thằng Út không khóc, nghe ai trêu “Út ơi cha nuôi chết rồi giờ lấy ai húi đầu cua và bắt tôm cho mày rang nữa. Buồn không?”. Nó cười hờ hờ, cười xa lắc lơ, nhưng tôi đứng kế bên nghe tim nó đập nhanh từng hồi, nhịp thở như gấp khúc. Tôi biết là Út rất đau. Những ngày sau đó Út trở nên lầm lì, không thích giao tiếp với ai. Thi thoảng, chiều tối Út lại ra bờ đê nằm úp mình xuống cỏ, lúc ngẩng dậy mắt ươn ướt sương đêm. Tôi không lần nào dám nhìn lâu vào đôi mắt Út.

Mẹ có lẽ thương Út rất nhiều nên thi thoảng tôi nhận thấy mẹ vỗ về Út dịu dàng một cách ngượng ngùng và kỳ lạ. Bởi trước kia mẹ chưa bao giờ làm thế với chúng tôi, dường như bà đang cố học cách để thể hiện tình yêu thương với chính con mình. Mẹ bắt đầu biết ôm Út vào lòng khi nó khóc. Mẹ che chắn Út từ mọi phía tưởng như gió lùa ngực Út thôi mẹ cũng buốt lòng. Mẹ canh chừng những lời lẽ của thiên hạ làm đau Út. Mẹ học cách vừa làm mẹ, vừa làm cha để thay ông Bảy Ngư bao bọc Út.

Xóm ngụ cư buồn hơn vì thương một kiếp người gần hết cuộc đời như khóm bèo trôi dạt. Đến lúc níu được vào thương yêu để quên đi những mất mát đời mình thì cũng là khi hoá thành mây trời lãng đãng. Tôi thường chỉ Út nhìn lên bầu trời sẽ thấy ông Bảy Ngư trong hình hài những đám mây bay. Tôi tin ông sẽ vẫn tiếp tục hành trình kiếm tìm yêu thương ở một thế giới khác và cũng sẽ luôn dõi theo từng bước chân của Út…

Bốn năm sau tôi đỗ đại học, xuống thành phố nuôi ước mơ trở thành nhà báo. May mắn là tôi vốn tháo vát từ nhỏ nên xoay xở kiếm được việc làm thêm tự nuôi mình ăn học. Ở quê, mẹ dành dụm đủ tiền mua lại một mảnh đất nhỏ trên thổ đất của tổ tiên mà ngày xưa nghèo khó mẹ đã phải bán đi. Út lần chần mãi không muốn đi, chiều nào cũng ra sông khóc vụng. Tôi không biết có phải vì Út tiếc thương một quãng đời thơ nhỏ ngụp lặn vui buồn dưới dòng sông khi lặng tờ, khi cuốn xiết này. Hay là bởi Út không muốn rời xa mảnh đất gắn liền với hình ảnh người cha hờ Bảy Ngư mà phần mộ vẫn nằm lại nơi đây…

Có lẽ chỉ có mẹ hiểu hết được nỗi buồn của Út, vì tôi đọc được tiếng thở dài da diết và đắng đót trong lòng mẹ. Tôi trở về quê cũ vài ba lần như chỉ để nhìn thấy những người thân đang sống bình yên rồi lại ra đi biền biệt. Sân ga, đoàn tàu lại đón tôi nhưng không phải cùng với đống đồ khô và những lo toan nặng trĩu bán mua, mà đoàn tàu đã đưa tôi đến chân trời của tuổi trẻ nhiều ước mơ, hoài bão. Những tháng năm xa quê, ký ức về xóm ngụ cư như ngọn đèn, như than ấm ủ lòng tôi giữa cõi nhân gian…./.

 Vũ Thị Huyền Trang

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.