ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-4-25 11:34:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xứ tràm - đất xưa, người mới - Bài cuối: Tinh tuý từ tràm

Báo Cà Mau (CMO) Nếu như bầy ong chắt chiu hương tràm qua từng giọt mật quý, thì người nông dân U Minh Hạ, bằng khả năng sáng tạo tuyệt vời và quyết tâm cao độ cũng đã thành công trong việc chưng cất tinh dầu từ lá tràm.

Người tiên phong trong công việc ấy là anh Huỳnh Khánh Lập, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Suốt nhiều năm mày mò, nghiên cứu, người nông dân với trình độ lớp 9 đã làm chủ công nghệ, trình làng sản phẩm chiết xuất từ tinh tuý lá tràm, một thứ “vàng mười” với giá trị cao, mở ra cả một hướng đi mới, đầy triển vọng cho xứ sở của cây tràm.

Phát triển du lịch gắn với hệ sinh thái rừng tràm là hướng đi mà nhiều người trẻ ở U Minh Hạ dốc lòng thực hiện. (Ảnh: Trải nghiệm du lịch sinh thái tại Điểm Du lịch Hương Tràm).

Tìm bí mật của cây tràm

Kể về mình, anh Huỳnh Khánh Lập gói gọn: “Tôi và gia đình coi rừng tràm là ân nhân. Mấy chục năm về đây lập nghiệp, cây tràm là sinh kế chính của gia đình”. Khi về miệt Vồ Dơi, anh Lập chỉ mới lên 5, lên 6 tuổi, cả xóm dài chỉ có 5 nóc gia. Gia đình anh Lập phải mượn đất, cất nhà ở đậu. Sau đó, khi được giao khoán 6 ha đất rừng, gia đình anh gắn bó với cây tràm như duyên nợ không dứt. Vốn là người ham học, học giỏi, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, anh Lập phải bỏ ngang việc học khi mới lớp 9.

Làm trụ cột kinh tế gia đình khi tuổi đời còn rất trẻ, anh Lập cứ mãi băn khoăn chuyện: “Nếu tràm trồng để đến lứa thu hoạch bán cừ, bán củi, cộng thêm nguồn lợi từ gác kèo ong mật thì chỉ đủ sống, biết khi nào gia đình mới khá lên được. Con ong còn biết lấy mật từ rừng tràm, cho ra một loại mật hảo hạng, chẳng lẽ con người lại chịu thua bầy ong sao?”. Càng tìm hiểu về cây tràm, về rừng tràm, anh Lập ngày càng gắn bó, say mê. Dù chưa rõ ràng, nhưng anh quyết tâm sẽ làm điều gì đó thật mới mẻ, khám phá bí mật và tiềm năng ẩn chứa trong loại cây độc đáo này của xứ sở.

Sơ chế nguyên liệu sả chưng cất tinh dầu tại cơ sở Khánh Lập

Một lần nọ, có người quen gởi cho gia đình anh lọ tinh dầu tràm, anh Lập như bừng tỉnh tâm can: “Người ta làm được, mình cũng sẽ làm được”. Thế là anh Lập lao vào tìm đọc thông tin, tài liệu nghiên cứu, tất cả những vấn đề liên quan về chưng cất tinh dầu từ lá tràm. Gia đình anh Lập chỉ lắc đầu, nói: “Đúng là làm chuyện mò kim đáy biển”. Duyên may, đến năm 2010, anh tìm được một chuyên gia cùng chung chí hướng để đồng hành. Niềm tin của anh càng được củng cố. Nhưng khi bắt tay vào làm, thất bại nối tiếp thất bại, khiến nhiều lúc anh muốn bỏ cuộc.

Anh Lập kể: “Có lúc mua hàng tấn lá tràm nguyên liệu, sản phẩm chưng cất ra là đồ bỏ đi. Có những lần tưởng như thành công, nhưng mẻ chưng cất sau chất lượng lại không đồng đều”. Phải mất 10 năm, anh Lập mới làm chủ hoàn toàn quy trình chưng cất, cho ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng. Cầm lọ tinh dầu tràm do mình sản xuất, anh Lập rưng rưng xúc động: “Cuối cùng thì cây tràm, lá tràm của xứ mình cũng đã kết tinh được một sản phẩm thật sự xứng tầm”. Cây tràm ở đây tự bao đời, và anh Lập chính là người mở ra một bí mật lớn, một câu chuyện kỳ diệu gây chấn động khắp nơi.

Quyết làm giàu từ tràm

Khát khao làm giàu chính đáng, anh Lập luôn có những dự định rõ ràng cho bản thân. Theo gợi ý của các đoàn khảo sát, gia đình anh Lập là một trong những nơi được lựa chọn làm điểm dừng chân tuyến du lịch Cà Mau - Vồ Dơi - Đá Bạc. Công việc đầu tư xây dựng điểm dừng chân đang tiến hành thì dịch Covid-19 bùng phát. Không nản chí, anh Lập dồn tất cả tâm sức cho mặt hàng tinh dầu tràm. Hiện nay, anh đang xúc tiến hoàn thiện hồ sơ, đăng ký thương hiệu tinh dầu tràm Khánh Lập với cơ quan chức năng. Tại gia đình, anh xây dựng gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, đồng thời triển khai ý tưởng bán hàng trên các kênh Online.

Làm chủ công nghệ chưng cất tinh dầu lá tràm, anh Lập tiến xa hơn khi sản xuất thành công mặt hàng tinh dầu sả. Nhìn khách, anh cười: “Nói về nguyên liệu thì đây là rừng tràm, những bờ sả trồng dưới đất lâm phần rộng mênh mông, không bao giờ thiếu, chất lượng thì khỏi phải bàn”. Trong câu chuyện, người nông dân Vồ Dơi này tiết lộ: “1 tấn nguyên liệu chiết xuất được 1 lít tinh dầu. Tính ra 1 kg chỉ chắt lọc ra được 1 giọt. Cũng kỳ công đâu kém gì con ong đi lấy mật phải không các anh?".

Từ cơ sở sản xuất tinh dầu Khánh Lập, người nông dân quanh vùng lại có thêm nguồn thu mới từ việc bán lá tràm, cây sả nguyên liệu. Ông Trần Văn Tuấn, ấp Vồ Dơi, chuyên cung cấp sả nguyên liệu cho cơ sở Khánh Lập, bộc bạch: “Nhà tôi tận dụng bờ rừng tràm trồng sả, gừng, nghệ... Có cơ sở sản xuất tinh dầu như thế này thì nguồn thu đều đặn, nhờ đó kinh tế đỡ vất vả. Cái đáng quý nhất là chỗ anh Lập làm ăn có tâm, uy tín, không chỉ giúp bản thân mà bà con cũng được nhờ”.

Điều tự hào của anh Lập là khi so sánh chất lượng với tinh dầu tràm của các nơi khác, tinh dầu lá tràm, cây sả U Minh Hạ không hề thua kém, nếu không nói là vượt trội. Công dụng của mặt hàng tinh dầu tràm, sả rất đa dạng. “Tinh dầu tạo hương thơm, giúp thư giãn, xua đuổi côn trùng, là dược liệu phục vụ cho việc chăm sóc sắc đẹp... Giá bán hiện tại là 80.000 đồng/lọ 10 ml”, anh Lập chia sẻ.

Mặt hàng tinh dầu tràm, tinh dầu sả của cơ sở  Khánh Lập.

Cũng tại gia đình mình, anh Lập còn xây dựng các gian hàng giới thiệu đặc sản U Minh, như mật ong, rượu ủ ngâm từ nguyên liệu dược thảo tại chỗ. Anh Lập gan ruột: “Đây chỉ là khởi đầu, mình muốn giới thiệu tất cả những gì đặc sắc của U Minh Hạ đến du khách khắp nơi. Điều quan trọng là phải xây dựng được thương hiệu, tạo dựng được uy tín, phải để khách ghé rồi nhớ đến mình và quay trở lại. Nếu du lịch phát triển thuận lợi, người dân ở Vồ Dơi sẽ có tương lai phát triển mạnh mẽ hơn nữa”.

Trong suy nghĩ của mình, anh Lập muốn chia sẻ, chuyển giao công nghệ chưng cất tinh dầu lá tràm, cây sả thật rộng rãi cho những ai quan tâm. “Tôi mày mò để làm, là công sức của bản thân, nhưng kết quả cần phải được cộng đồng chung sức để lan toả, tôi không muốn giữ cho riêng mình”, anh Lập bộc bạch. Với anh Lập, những người nông dân như anh cần phải có sự ủng hộ, đồng hành, hỗ trợ từ các cấp, các ngành để thoát khỏi cung cách làm ăn nhỏ lẻ. Anh Lập dẫn lại một phương châm chí lý: “Muốn nhanh thì đi một mình, nhưng để đi xa thì phải đi cùng nhau”.

Từ sự gắn bó, tình yêu với quê hương, nông dân Huỳnh Khánh Lập đã viết nên một câu chuyện cổ tích trong quá trình lập thân, lập nghiệp ngay trên miệt Vồ Dơi của tràm xanh, nước đỏ. Hồn cốt của đất đai, phong vị của quê hương không chỉ được lớp người làm chủ mới gìn giữ, tôn tạo mà còn góp vào đó cả những giá trị mới mẻ, làm giàu đẹp thêm, lan toả thêm sức hút của U Minh Hạ. Và cây tràm, như trong lời hát gợi nhớ nôn nao “U Minh bốn bề là tràm/Chẳng biết tháng nào nở hoa”, còn hương thơm thì bay xa bất tận./.

 

Hải Nguyên - Nhật Minh

 

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.